Hiểu đúng về COVID-19

COVID-19 lây lan từ người sang người xảy ra qua tiếp xúc gần (tầm 2m) với người bệnh. Lây từ người sang người được cho là chủ yếu qua đường giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hay hắt hơi, tương tự đường lây cúm và các mầm bệnh qua đường hô hấp khác. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của người ở gần hoặc bị hít vào phổi. Hiện vẫn chưa rõ một người có thể nhiễm COVID-19 khi chạm vào bề mặt hoặc vật mang virus rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ hay không. Hầu hết virus lây qua đường hô hấp, người dễ lây nhất khi trong tình trạng có triệu chứng cao nhất. Nhưng với COVID-19, đã có trường hợp lây do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm virus mà không có triệu chứng.

Ảnh minh hoạ

 

Cần lưu ý khả năng lây từ người sang người của các loại virus khác nhau là khác nhau. Một số virus dễ lây lan (như sởi) trong khi virus khác khó lây hơn. Do COVID-19 là loại virus mới nên sự lan truyền, độ nghiêm trọng và đặc trưng khác của chúng vẫn đang được nghiên cứu.

Hơn nữa, trẻ nhỏ, người già và người đang bị bệnh (tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp) sẽ có nguy cơ trở bệnh nghiêm trọng hơn người khác.

Đâu là cách phòng tránh dịch bệnh COVID-19 tại nhà toàn diện, hiệu quả?

Trước nỗi lo dịch bệnh COVID-19, khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn luôn là những sản phẩm “cháy hàng”.. Tuy nhiên, để việc phòng tránh dịch COVID-19 thực sự hiệu quả, đeo khẩu trang, rửa tay thôi vẫn là chưa đủ. Bởi virus COVID-19 có thể lây truyền qua không khí, và xâm nhập vào đường hô hấp.

Để phòng ngừa lây lan, mỗi người cần thực hành vệ sinh tốt. Ví dụ, khăn giấy để che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi rồi vứt ngay khăn giấy vào sọt rác. Cũng cần rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có chứa cồn ở nồng độ trên 60%.

Virus là một thực thể nhỏ bé rất nhạy với các điều kiện nhiệt độ, pH, ánh sáng, nồng độ ion, chính vì vậy chúng không tồn tại độc lập ngoài tự nhiên được mà cần sống trong tế bào chủ. WHO đã xác nhận COVID-19 không sống được quá vài giờ trên bề mặt và không lây nhiễm qua đường không khí, do những nơi này không có tế bào chủ nên sau vài giờ COVID-19 sẽ bị mất khả năng xâm nhiễm do các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, ánh sáng, pH.... Để giảm thiểu những nguy cơ bệnh tật, hãy chủ động làm sạch không gian sống với việc sử dụng máy lọc không khí trong gia đình cũng như trong văn phòng, những nơi chúng ta dành hầu hết quỹ thời gian để sinh sống, làm việc và học tập.

Virus, vi khuẩn bị ức chế hoạt động bởi công nghệ Plasmacluster Ion từ máy lọc không khí Sharp

Là một trong những những phát minh độc quyền của Sharp, công nghệ Plasmacluster ion có khả năng diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc và tác nhân gây mùi dựa trên nguyên lý hoạt động của ion.

Theo kết luận của Viện nghiên cứu - Bệnh viện Trung tâm Y tế Kitasato (Nhật Bản), công nghệ Plasmacluster Ion của Sharp sau khi khởi động sẽ làm ức chế hoạt động của virus Feline Corona (FCoV) trong vòng 40 phút lên đến 99,7%.

Hoạt động của Plasmacluster Ion gồm 3 bước:

- Bước 1: Các phân tử Plasma được phóng thích ra không khí, giải phóng các ion dương và âm, tạo thành gốc OH có tính oxy hoá cực cao.

- Bước 2: Các ion gốc OH có tính oxy hóa cao sẽ bám vào bề mặt nấm mốc và vi khuẩn, lấy đi các nguyên tử H trên bề mặt và phá vỡ cấu trúc protein của chúng.

- Bước 3: Gốc OH kết hợp với H tạo thành hạt phân tử nước H2O và phóng xuất ra bên ngoài, làm sạch bầu không khí.

Thói quen sử dụng máy lọc không khí trong gia đình cũng như nơi làm việc hiện nay vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng chú trọng. Những không gian khép kín như nhà ở, công sở hay lớp học cần thường xuyên thông thoáng, có thể sử dụng các loại máy lọc không khí có tích hợp công nghệ Plasmacluster Ion để lọc sạch virus, vi khuẩn, bụi siêu mịn PM2.5,… Không chỉ trong thời điểm dịch bệnh, việc làm sạch không khí trong nhà còn giúp cải thiện hệ hô hấp và tăng cường sức đề kháng của cơ thể mỗi ngày.

Theo Sức khoẻ đời sống