leftcenterrightdel
Một trong những điều người trẻ gây khó chịu nhất ở chỗ làm là "họ thường đúng", theo cây viết Pilita Clark. Đồ họa:Kenneth Andersson/Financial Times. 

Bài viết là câu chuyện của Pilita Clark, cộng tác viên và chuyên gia mảng kinh doanh tại tờ Financial Times, nơi bà viết về đời sống doanh nghiệp và biến đổi khí hậu.

"Người này hẳn là đang đùa mình", tôi đã nghĩ như thế vào ngày hôm kia khi nhận được email thông báo nghỉ phép từ một người làm việc cùng với nội dung: "Cảm ơn bạn vì đã email. Tuy nhiên, tôi đang nghỉ phép cho đến hết ngày 15/8. Nếu có việc gì khẩn cấp, hãy vui lòng WA cho tôi".

Email này khiến tôi thật khó chịu. Tôi không biết "WA" có nghĩa là gì. Ngoài ra, khi biết rằng "WA" là viết tắt của "WhatsApp", tôi nhận ra rằng ngay cả khi tôi muốn liên hệ cho người đồng nghiệp trẻ đó thì tôi cũng không thể vì cô không đính kèm số điện thoại vào email của mình.

leftcenterrightdel
 Pilita Clark là một chuyên gia chuyên viết về đời sống doanh nghiệp tạiFinnacial Times. Ảnh:FT Live/YouTube. 

Sau đó, tôi đã than phiền với một người bạn rằng đây chính xác là vấn đề của những người trẻ tuổi ở công ty. Họ không hiểu phép xã giao cơ bản chốn công sở. Ai lại sử dụng một từ viết tắt khó hiểu như "WA" trong một email thông nghỉ phép tự động. Thêm vào đó, tại sao cô lại bảo mọi người WA cho mình trong khi chỉ những người có số điện thoại của cô mới có thể làm như vậy.

Sau khi tôi kết thúc lời phàn nàn của mình, bạn tôi bình tĩnh chỉ ra rằng hành động của người gửi email đó thực chất khá khôn ngoan.

Văn hóa làm việc của người trẻ

Theo phân tích của bạn tôi, nhân viên này đã nghĩ ra một cách lịch sự để thông tin rằng mình có thể giải quyết các vấn đề công việc khẩn cấp trong thời gian nghỉ phép.

Cô sẽ lọc được đối tượng để phản hồi là khách hàng, đồng nghiệp hoặc ai đó biết cô đủ rõ để có số điện thoại liên lạc thay vì là những người gọi điện ngẫu nhiên gây phiền phức.

Bạn tôi đã đúng. Tôi đã sai.

leftcenterrightdel
 Người trẻ thường hiểu biết và khôn ngoan hơn khi nói về giờ làm việc. Ảnh minh họa:Taryn Elliott/Pexels.

Trên thực tế, sau khi nhận được rất nhiều cuộc gọi làm phiền sau khi để lại số điện thoại trên tin nhắn OOO (Out of the Office - không có mặt tại văn phòng), tôi dự định sẽ áp dụng chính sách WA.

Câu chuyện vừa rồi là ví dụ cho một trong những điều gây khó chịu nhất về người trẻ tuổi tại nơi làm việc: Họ thường đúng.

Tôi nói điều này với tư cách là người tin rằng sự khác biệt giữa các thế hệ có thể đang bị thổi phồng quá mức. Tôi hiểu rằng không ít nhà quản lý thấy khó khăn khi phải đối phó với những người lao động trẻ tuổi mà họ coi là được quá nuông chiều, không gắn bó với công việc và khó tính.

Song, tôi cũng phải chấp nhận sự thật phũ phàng rằng những người trẻ hơn tôi đôi khi cũng hiểu biết hơn. Điều này không chỉ liên quan đến sở thích đáng ngưỡng mộ của họ đối với quần ống rộng thay vì quần jeans bó, đeo tất cổ cao thay vì những đôi tất cổ ngắn lỗi thời chất đầy trong ngăn kéo của tôi.

Khác biệt thế hệ

Điều này thực sự khiến tôi phải suy nghĩ lại về cách người trẻ tiếp cận work-life balance (sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân), một khái niệm mà tôi không nói đến nhiều trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Tôi đã nhớ ra điều này vào tuần trước khi tôi nói chuyện với một nhà báo mình quen biết trong nhiều thập kỷ về một loạt "deadline" mà tôi phải hoàn thành trong hai tuần tiếp theo.

leftcenterrightdel
 Người trẻ ưu tiên work-life balance trong công việc. Ảnh minh họa:RDNE/Pexels.

"Sao cô không bỏ bớt một trong những deadline đó đi?", người bạn hỏi. Tôi hơi ngạc nhiên khi cô chỉ ra rằng đây chính xác là điều mà một người trẻ tuổi hơn sẽ làm.

Cả người bạn nhà báo và tôi đều đã dành nhiều năm làm việc thâu đêm và cả cuối tuần để theo dõi các bản tin tức hoặc đáp ứng các đầu việc lớn. Mọi người đều làm vậy vào thời điểm đó.

Gần đây, chúng tôi đều nghe các đồng nghiệp trẻ hơn thông báo rằng, sau khi làm việc thâu đêm, họ sẽ nghỉ hai ngày trong tuần, bất kể có tin tức gì xảy ra.

 
leftcenterrightdel
 Thế hệ trước thường có xu hướng dấn thân cho công việc bất kể ngày đêm. Ảnh minh họa:TDCAT/Pexels.

Lần đầu chuyện này xảy ra, phản ứng của tôi tương tự phản ứng khi nhận tin nhắn OOO ở trên: "Bạn đang đùa tôi à!". Dù vậy, tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta không nên theo đuổi một nghề nghiệp với đặc thù giờ làm việc dài hoặc không cố định trừ khi bản thân chuẩn bị sẵn sàng.

Tôi bắt đầu làm việc vào thời kỳ trước khi email và điện thoại thông minh khiến chúng ta bị trói buộc vào công việc 24/7. Việc chứng kiến những người lớn tuổi trong nhiều lĩnh vực khác nhau kiệt sức, trở bệnh vì căng thẳng hoặc chỉ trở nên mệt mỏi và kém hiệu quả hơn đã khiến tôi nhận ra tầm quan trọng của việc duy trì giờ làm việc hợp lý.

Thay đổi để tốt hơn

Những lợi ích về sức khỏe của giảm giờ làm việc rất rõ ràng. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, làm việc ít nhất 55 giờ một tuần đã dẫn đến 745.000 ca tử vong do đột quỵ và bệnh tim mạch vành vào năm 2016, tăng 29% so với năm 2000.

Ngoài ra, giờ làm việc dài không phải lúc nào cũng có lợi cho doanh nghiệp.

leftcenterrightdel
 Giờ làm việc hợp lý giúp đảm bảo sức khỏe và năng suất của nhân viên. Ảnh minh họa:Wallace Chuck/Pexels.

Nghiên cứu được công bố hồi tháng 6 của Gallup, công ty tư vấn và phân tích đa quốc gia của Mỹ, cho thấy chỉ có 6% nhân viên cảm thấy gắn bó với công việc tại Nhật Bản, đất nước có hẳn thuật ngữ để chỉ cái chết do làm việc quá sức (karoshi).

Điều đó khiến họ trở thành một trong những nhân viên ít gắn bó nhất thế giới, một thứ hạng mà họ đã giữ trong nhiều năm. Đây có thể xem là một mối lo ngại khi xem xét sự gắn bó của nhân viên có liên quan đến năng suất và lợi nhuận của công ty.

Cuối cùng, những người lao động trẻ tuổi đang thách thức sự chấp nhận của thế hệ cũ về giờ làm việc dài, không lành mạnh trên toàn cầu. Những lời chỉ trích của họ có thể gây khó chịu hoặc bực bội, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng đang hướng chốn lao động tới một tương lai làm việc lành mạnh và cân bằng hơn.

Theo lifestyle.znews