leftcenterrightdel
 

Trái với định kiến của nhiều người, Gen Z không ngại lao động chân tay, những người trẻ như Chase Gallagher đang lựa chọn các ngành nghề truyền thống thay vì đại học.

Nhận thấy chi phí đầu tư cho giáo dục đại học không mang lại lợi tức đầu tư (ROI) như mong đợi, anh quyết định theo đuổi con đường kinh doanh riêng.

Bắt đầu từ công việc cắt cỏ cho hàng xóm với mức giá 35 USD/lượt khi mới 12 tuổi, chàng trai 23 tuổi đã biến thú vui thành CMG Landscaping, doanh nghiệp cảnh quan đạt doanh thu hơn 1 triệu USD trong năm ngoái, Fortune đưa tin.

Gen Z thu nhập khủng

Khi mới 16 tuổi, Chase Gallagher đã tích lũy được 50.000 USD từ việc cắt cỏ thuê. Sau đó, chàng trai trẻ quyết đĩnh mở rộng doanh nghiệp bằng cách thuê người bạn thân là Mike để phụ giúp ngoài giờ học và cuối tuần.

"Tôi nhận thêm nhiều dự án theo giờ như dọn dẹp theo mùa, phủ mùn, dọn lá,... Lúc đó, tôi có hơn 35 khách hàng cắt cỏ theo tuần", Gallagher chia sẻ.

leftcenterrightdel
 Chase Gallagher và 2 thành viên trong công ty. Ảnh:Chase Gallagher.

Hiện tại, CMG Landscaping có tới 9 nhân viên cung cấp "mọi dịch vụ từ quản lý nước mưa, thi công hệ thống thoát nước đến lát đá và lắp đặt hệ thống chiếu sáng", doanh thu đạt hơn 1 triệu USD trong năm ngoái.

Tuy nhiên, một số người vẫn thuyết phục Gallagher học đại học vì đó là điều "những người thành đạt" nên làm.

Phủ nhận quan điểm trên, Gen Z cho rằng không cần bằng đại học vẫn có thể nằm trong số 1% người có thu nhập cao nhất nước Mỹ, ngay cả khi là chủ doanh nghiệp ngành dịch vụ.

Theo dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ bảng lương ADP, nhân viên mới trong lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp có mức lương trung bình 40.000 USD. Trong khi đó, trung bình một nhân viên mới trong ngành xây dựng có thể nhận về hơn 48.000 USD.

Khoản vay học đại học

Gánh nặng nợ nần từ học phí đại học là một trong những yếu tố khiến Gen Z ở xứ cờ hoa từ bỏ con đường giáo dục truyền thống.

“Giả sử bạn chi 50.000 USD/năm học phí đại học. 4 năm sẽ tiêu tốn 200.000 USD. Chưa kể, bạn còn bỏ lỡ 4 năm có thể kiếm tiền trong khi đang đi học. Tóm lại, bạn chỉ chi tiền mà không thu về được gì”, Gallagher chia sẻ.

Với mức học phí lên tới 95.000 USD/năm tại một số trường, anh tin rằng lựa chọn nghề nghiệp đòi hỏi kỹ năng thực tiễn sẽ giúp người trẻ khởi nghiệp sớm hơn, tích lũy tài sản và mua nhà trước bạn bè đồng trang lứa vẫn đang ngồi trên ghế giảng đường.

leftcenterrightdel
 Nhiều Gen Z chọn làm nghề truyền thống thay vì học đại học. Ảnh minh họa:Ron Lach/Pexels.

Theo nhà tâm lý học Tobba Vigfusdottir, CEO của nền tảng chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân viên Kara Connect, Gen Z có thể là thế hệ được giáo dục nhiều nhất trong lịch sử, những người trẻ này lo lắng về tài chính hơn các thế hệ trước sau khi chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế trước khi bước vào thị trường lao động.

Trên TikTok, việc dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người trẻ tốt nghiệp đại học phàn nàn về mức lương không đủ để sống tự lập, đã xoá bỏ những ảo tưởng về tấm bằng đại học trong mắt Gen Z.

Gen Z hiểu rằng ngay cả khi có nhiều bằng cấp, khả năng mua nhà riêng cũng quá xa vời, bà Vigfusdottir nhận định.

Ngã rẽ cuộc đời

Điều tra của Fortune cho thấy phần lớn Gen Z thừa nhận đại học vốn là lựa chọn ban đầu, song không phải vì đam mê mà bởi đây là "con đường đúng đắn" cần theo đuổi sau khi tốt nghiệp trung học.

"Ở độ tuổi của tôi, học đại học là kế hoạch cuộc đời hiển nhiên, là bước tiếp theo sau khi rời trung học", Emily Shaw (20 tuổi), thực tập sinh công ty xây dựng Redrow (Anh), chia sẻ. Gen Z phủ nhận quan điểm có bằng đại học đảm bảo có được việc làm lương cao.

leftcenterrightdel
 Nghi vấn tấm bằng đại học liệu có xứng đáng với khoản đầu tư khổng lồ khiến nhiều Gen Z từ bỏ đầu tư cho giáo dục. Ảnh minh họa:Tim Douglas/Pexels.

Cô gái trẻ là thành viên nữ đầu tiên trong gia đình nối nghiệp truyền thống làm xây dựng kéo dài từ thế kỷ 19, với mục tiêu trở thành chuyên viên kiểm định chất lượng công trình.

Tương tự, Luke Phillips (20 tuổi) đã bỏ học đại học khi nhận ra đó không phải con đường phù hợp. Năm cuối cấp, anh được khuyến khích nộp đơn vào các trường đại học, một phần vì điều này làm đẹp hồ sơ của trường khi tỷ lệ học sinh trúng tuyển cao.

Bên cạnh đó, niềm vui khi được chấp nhận vào trường cũng thôi thúc anh quyết định theo học, và cũng bởi việc học đại học "ít đáng sợ hơn thất nghiệp".

Kết quả, Phillips chỉ học tại trường 3 tháng và quyết định nghỉ. Hiện tại, anh đang học nghề kim hoàn tại The Remarkable Goldsmiths ở Dartmouth (bang New Hampshire, Mỹ) và cảm thấy mình như đang "trả tiền cho một đặc quyền".

Theo lifestyle.znews