Tè dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ.

Nguyên nhân

Khoảng 15% trẻ 5 tuổi mắc chứng tè dầm vào ban đêm. Trong đó, số bé trai mắc cao gần gấp đôi số bé gái. Theo TS Hadassah Troan, bác sĩ nhi tại Keshet Clinic, Meuhedet, Jerusalem, Israel, đôi khi trẻ chỉ tè dầm vào ban đêm và không có triệu chứng liên quan đường tiết niệu. Song, nhiều trường hợp tè dầm là kết quả của chứng rối loạn, viêm hệ tiết niệu dưới với triệu chứng như mót rặn, khó đi tiểu.

Tè dầm vào ban đêm khá phổ biến ở trẻ và thường tự khỏi, không cần điều trị. Ở tuổi lên 5, 15% trẻ bị chứng này và cứ sau mỗi năm trôi qua, trẻ sẽ hết. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ 2% trẻ bị tè dầm vào ban đêm.

Theo JPost, câu trả lời mà TS Hadassah Troan đưa ra là có. “Nếu cha hoặc mẹ của trẻ từng mắc chứng tè dầm, 50% con cái của họ có khả năng bị chứng này. Nếu cả cha và mẹ đều từng bị, khả năng tăng lên 75% ở thế hệ con”, vị chuyên gia giải thích.

Ngoài ra, tè dầm ở trẻ khi ngủ cũng liên quan nhiều rối loạn về mặt sinh lý. Theo Parenting Science, trẻ khó ngủ dễ có phản ứng với tín hiệu bàng quang đầy, dẫn tới hiện tượng tè dầm vào ban đêm nhiều hơn.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân trẻ hay đái dầm là do cơ thể không sản xuất đủ hormone vasopressin. Đây là hormone được não sản xuất vào ban đêm để giảm chức năng bài tiết ở thận, tăng tái hấp thụ nước vào máu. Nếu sản xuất đủ, con người có thể ngủ tới sáng mà không có cảm giác mắc tiểu.

 
tre te dam anh 1

Tè dầm là tình trạng thường thấy ở trẻ và sẽ tự khỏi. Ảnh:iStock.

Khi nào trẻ tè dầm là dấu hiệu bất thường cần điều trị?

Một số nguyên nhân dẫn tới tè dầm vào ban đêm như: Chậm phát triển, bàng quang chưa phát triển, táo bón, các vấn đề về giấc ngủ, tiểu đường, căng thẳng tột độ, xung đột trong gia đình...

Nếu trẻ trên 7 tuổi vẫn tè dầm từ hai lần trở lên trong một tuần, liên tục 3 tháng, đây có thể coi là vấn đề cần xem xét. Các nhà nghiên cứu cho rằng hầu hết trường hợp này đều do trẻ bị căng thẳng quá mức.

Thông thường, tè dầm vào ban đêm đi kèm một số bệnh lý như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn tự kỷ…

Trẻ cũng có thể bị đái dầm thứ phát sau những căng thẳng đáng kể như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân, cha mẹ ly dị hay bị lạm dụng tình dục. Tình trạng này thường mất đi khi rắc rối tâm lý được xử lý.

 
tre te dam anh 2

Tè dầm có thể xuất phát từ nguyên nhân như bệnh lý tâm lý, rối loạn cảm xúc ở trẻ. Ảnh:Freepik.

Vấn đề phụ huynh cần quan tâm đó là trẻ tè dầm thường bị bạn bè trêu chọc hoặc bắt nạt. Các bé sẽ bị lo lắng, xấu hổ và về lâu dài dễ tác động đến đời sống xã hội, tình cảm của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy lo lắng và bất lực hơn khi chứng tè dầm không chấm dứt. Kết quả là, như vòng lặp luẩn quẩn, tình trạng này vẫn tiếp diễn, khiến cảm xúc, tâm trạng của trẻ càng tồi tệ hơn.

Tè dầm cũng khiến các con mất đi nhiều trải nghiệm vì cảm giác e ngại, xấu hổ với bạn bè. Do đó, cha mẹ cần quan tâm để lắng nghe và động viên, cùng con giải tỏa áp lực, cách giải quyết.

Tè dầm cũng dễ khiến các bé gặp phát ban ở mông và vùng sinh dục của trẻ. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé, giữ bộ phận này thông thoáng để tránh các bệnh truyền nhiễm khác.

Chưa tới 3% trường hợp đái dầm có nguyên nhân là tình trạng bệnh lý. Để giải quyết tình trạng trẻ tè dầm, phụ huynh nên luyện thói quen đi vệ sinh, hạn chế uống nhiều nước trước 2 giờ khi ngủ,

TS Troan cũng gợi ý liệu pháp hành vi bằng chuông. Nghĩa là trẻ sẽ được huấn luyện thức dậy đi vệ sinh khi cảm thấy buồn. Nó có tỷ lệ thành công rất cao. Song, cách làm này cần nhiều sự kiên nhẫn và thời gian, nỗ lực.

Theo Zing