leftcenterrightdel
 Cụ Chun Loi, 84 tuổi, ngồi trên giường khi bà cố gắng làm mát bằng cách sử dụng quạt bên trong căn hộ không có cửa sổ

Giữa căn phòng chỉ có 15m2 được ngăn bằng những tấm ván cũ kỹ từ 4 phòng nhỏ khác, 2 chiếc quạt điện đang quay hết mức nhưng cả người bà Chun Loi ướt đẫm mồ hôi như tắm, cả người như không thở nổi trong trong căn hộ một phòng không có cửa sổ.

Đây là cuộc sống thường thấy của những người Hồng Kông (Trung Quốc) khi đang sống ở một trong những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới.

Các chuyên gia cảnh báo, năm 2024 dự kiến là năm nóng nhất trong lịch sử và những người lớn tuổi như bà Chun sống trong những căn hộ nhỏ, thông gió kém sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

“Cái nóng khiến tôi rất khó chịu… Tôi cảm thấy mệt mỏi”, người đàn bà 84 tuổi nói, khi nhiệt độ tăng lên hơn 32 độ C.

“Tôi cố gắng ở trong phòng của mình nhiều nhất có thể… Nếu không, bạn có thể đi đâu? Thật xấu hổ khi ở trong nhà hàng và trung tâm thương mại nếu tôi không ăn gì cả” - bà Chun tâm sự.

Căn hộ của bà ở khu vực Cửu Long, Hồng Kông có giá thuê khoảng 256 USD một tháng.

Bà đã chờ hơn 6 năm để có được một căn hộ nhà ở xã hội, nhưng cơ hội có được một căn hộ của bà hiện vẫn nằm ngoài tầm với.

Eva Yeung của Hội Chữ thập đỏ Hong Kong, người đã làm việc với khoảng 650 hộ gia đình trong các căn phòng chia nhỏ, cảnh báo rằng người già sống trong những nơi như vậy đặc biệt dễ bị tổn thương.

“Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Nhưng tác động không đồng đều vì một số người, do điều kiện sống và điều kiện vật chất của họ, bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác" - Yeung nói.

Số lượng căn hộ chia nhỏ nhỏ được tạo ra từ các căn hộ lớn hơn đã tăng vọt cùng với giá cả trên thị trường nhà ở Hồng Kông

Thành phố này liên tục được xếp hạng là một trong những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới, khiến những người già có thu thập thấp như bà Chun khó tìm được giải pháp nhà ở giá rẻ và danh sách chờ nhà ở xã hội ngày càng dài.

Cuộc điều tra dân số năm 2021 của Hồng Kông cho thấy, trong tổng số 7,5 triệu dân, có 215.700 người sống trong những không gian "hộp giày" như vậy.

Người cao tuổi tăng nhanh, tăng hơn 4.300 người so với năm 2016. Điều này phản ánh dự báo của Liên Hợp Quốc rằng Hồng Kông sẽ trở thành thành phố có dân số già nhất thế giới vào năm 2050.

Một nghiên cứu năm 2020 của Đại học Trung Văn tại Hồng Kông phát hiện ra rằng năm những đêm nóng nực liên tiếp - (khi nhiệt độ tăng trên 280C) - sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên 6,66%.

Theo phụ nữ TPHCM