Nhật Bản cấm nhân viên làm việc trong 14 ngày liên tiếp
Cập nhật lúc 11:39, Thứ sáu, 15/11/2024 (GMT+7)
Bộ Y tế Nhật Bản đang có kế hoạch cấm nhân viên làm việc liên tục 14 ngày trở lên, một động thái nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động và giải quyết vấn nạn làm việc quá sức khét tiếng của quốc gia này.
|
|
Làm việc nhiều, liên tục khiến sức khỏe tâm thần người lao động tồi tệ hơn |
Ngày 12/11, một ủy ban chuyên gia thảo luận về các sửa đổi Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động đã đưa ra đề xuất giới hạn số ngày làm việc liên tiếp trong bản thảo báo cáo về các quy định lao động.
Theo luật hiện hành, người sử dụng lao động phải cung cấp một ngày nghỉ mỗi tuần, nhưng có thể linh hoạt sắp xếp những ngày nghỉ này thành 4 ngày nghỉ trải dài trong khoảng thời gian 4 tuần. Điều này có thể khiến một số nhân viên làm việc tới 48 ngày liên tiếp.
Ngoài ra, "Thỏa thuận 36" được thực hiện giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể khiến nhân viên bị buộc phải làm việc ngay cả vào ngày lễ.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho tin rằng làm việc liên tục trong 14 ngày hoặc hơn có thể khiến sức khỏe tinh thần của nhân viên xấu đi.
Theo một nghiên cứu của Bộ y tế Nhật Bản, làm việc liên tục như vậy dẫn đến mức độ căng thẳng cao hơn so với làm thêm hơn 120 giờ trong một tháng.
Do đó, thời gian làm việc liên tục là một trong những yếu tố gánh nặng tinh thần, nên nay chính phủ Nhật Bản phải tính toán lại.
Theo thống kê, trong năm 2023, các yêu cầu bồi thường của người lao động đối với các bệnh về não và tim do căng thẳng quá mức liên quan đến công việc đã lên tới 1.023 vụ, tăng 220 so với năm trước.
Trong khi các công ty được khuyến khích người lao động có thời gian nghỉ ngơi xen kẽ để tái tạo năng lượng làm việc, thì luật pháp Nhật Bản vẫn không ràng buộc, không có thời hạn cụ thể nào được thiết lập cho thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, một số quốc gia châu Âu yêu cầu thời gian nghỉ tối thiểu là 11 giờ giữa các ca làm việc.
Theo phụ nữ TPHCM