leftcenterrightdel
 Giới trẻ Hàn Quốc có nguy cơ phá sản vì nợ quá nhiều.

Khoảng 3 triệu người ở xứ củ sâm gần như phá sản vì tiêu hết tiền kiếm được để trả nợ. Con số này đã tăng lên 360.000 người trong thời gian quốc gia này phong tỏa vì đại dịch Covid-19, Chosun Ilbo đưa tin.

Theo Ngân hàng Hàn Quốc, tính đến cuối quý đầu tiên của năm 2023, 19,77 triệu người nợ tiền ngân hàng và họ đã vay tổng cộng 1,85 triệu tỷ won.

Khoảng 2,99 triệu người (chiếm 15,1%) có tỷ lệ trả nợ trên 70%. Điều đó có nghĩa là số tiền gốc và lãi họ phải trả vượt quá 70% thu nhập hàng năm.

Hơn một nửa trong số này đang ôm nợ vượt quá 100% và dẫn đến hậu quả là hoàn toàn khánh kiệt.

Số cá nhân phải vay mượn tiền để trang trải cuộc sống đã tăng đều đặn kể từ khi đại dịch bùng phát. Năm 2022, khi ngân hàng trung ương Hàn Quốc nâng lãi suất cơ bản hơn 2 điểm phần trăm khiến đất nước này có thêm 220.000 người lâm vào cảnh nợ nần.

Tỷ lệ cá nhân dùng toàn bộ thu nhập để trả nợ vượt quá 70% đang nằm ở mức 41,4% vào cuối quý đầu tiên. Với tổng số tiền tăng từ 86,5 nghìn tỷ won lên 764,8 nghìn tỷ won trong 3 năm qua.

Tình trạng trên khiến các cơ quan tài chính ngày càng lo lắng. Ngân hàng Hàn Quốc cho biết trong một báo cáo rằng xu hướng nợ quá hạn của các hộ gia đình "có thể tăng với tốc độ nhanh hơn dự kiến".

leftcenterrightdel
 Số người nợ nần chồng chất tại xứ kim chi tăng mạnh trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa:Kim Hong-ji/Reuters. 

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng các hộ gia đình ở đây đang sống trong nợ nần chồng chất.

Một thống kê của chính phủ Hàn Quốc vào năm 2021 cũng cho thấy cứ 10 đôi vợ chồng trẻ thì có 9 cặp vay nợ và một nửa trong số đó nợ ngân hàng hơn 100 triệu won. Ngoài ra, 5/10 cặp chưa có con và 6/10 đôi không sở hữu nhà riêng.

Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do sự phụ thuộc vào chi tiêu bằng thẻ tín dụng, vốn chiếm khoảng 40% GDP của cả nước, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 18% ở Mỹ.

Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị các bên liên quan đến tài chính tăng cường giám sát và hướng dẫn người dân vay với lãi suất cố định.

Theo một số tổ chức phát hành thẻ tín dụng, nhiều người không trả được nợ trong năm 2022 do thị trường việc làm thắt chặt, tăng trưởng thu nhập trì trệ và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Ngoài ra, không ít người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 cũng đang nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Trước đó, họ đã vay nặng lãi để thực hiện các khoản đầu tư thiếu thận trọng.

Trong tháng 7 và 8/2022, cứ mỗi 5 người nộp đơn ra Tòa án Phá sản Seoul sẽ có một cá nhân từ 20 tuổi hoặc 1-2 người ở độ tuổi 30.

Theo lifestyle.zingnews