Sự sụt giảm trên xuất phát từ việc trong thập kỷ qua, các điều kiện kinh tế và xã hội đã có sự cải thiện.

Bên cạnh đó, chính sách một con của Trung Quốc bị bãi bỏ. Trước đây, chính sách này khiến nhiều gia đình không muốn nhận con gái mới sinh bởi truyền thống mong có con trai nối dõi. Những năm gần đây, đa số trẻ bị bỏ rơi là những đứa bé bị khuyết tật hoặc có bệnh nặng.

Zhao Yong, Phó chủ tịch bộ phận phúc lợi trẻ em tại Bộ Nội vụ (MCA), nói rằng việc giảm số trẻ mồ côi đã dẫn đến "nguồn lực nhàn rỗi". Trong số 881 viện phúc lợi trẻ em do nhà nước quản lý, thường là trại trẻ mồ côi, có tới gần 70% cơ sở chỉ có dưới 10 trẻ.

"Nhiều trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc gần như trống rỗng", Zhao Yong nói.

Sau khi chính sách một con bị bãi bỏ, đồng thời kinh tế được nâng cao, ngày càng ít gia đình bỏ rơi con cái. Ảnh: Zigor Aldama.


Trung Quốc vẫn còn một lượng lớn trẻ em mà chính phủ xếp vào nhóm "trẻ mồ côi trên thực tế" - những trẻ không được cha mẹ chăm sóc do họ bị bệnh, là người khuyết tật, chịu án tù hay mất tích. Theo thống kê chính thức, năm 2019, có ít nhất 500.000 trẻ em có hoàn cảnh như vậy.

Kang Xiong, người đứng đầu một nhóm từ thiện ở tỉnh Hồ Nam, cho biết phần lớn trẻ mồ côi sống với ông bà thay vì ở các cơ sở phúc lợi.

Năm 2020, chính quyền trung ương đã quy định "trẻ mồ côi trên thực tế" đủ điều kiện nhận các khoản trợ cấp tương tự trẻ mồ côi nhận được, trung bình 1.140 nhân dân tệ/ tháng ( khoảng 180 USD).

Tuy nhiên, chỉ có 250.000 "trẻ mồ côi trên thực tế" được đưa vào chương trình trợ cấp tính đến tháng 1/2021.

"Điều này chủ yếu do cần có thời gian để đăng ký đầy đủ số lượng trẻ em lớn như vậy, ngoài ra cũng có vấn đề ở cấp chính quyền địa phương khi quyết định người có thể được coi là một đứa trẻ mồ côi trên thực tế", Kang nói với Sixth Tone, đồng thời bày tỏ hy vọng các em nhận được trợ cấp đầy đủ vào cuối năm nay.

Theo Zing