Những căn bệnh nguy hiểm bạn có thể bị lây từ thú cưng
Cập nhật lúc 19:28, Thứ hai, 11/03/2019 (GMT+7)
Nhiều gia đình có sở thích nuôi chó, mèo trong nhà. Tuy nhiên, việc tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi có thể khiến bạn bị lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
Nhiễm trùng Toxoplasmosis: Toxoplasmosis là một dạng nhiễm kí sinh trùng chủ yếu lây từ mèo. Nhiễm trùng Toxoplasmosis có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu. Hãy dọn ổ mèo thường xuyên và rửa sạch tay sau đó.
Bệnh dại: Dù bệnh dại thường do các động vật hoang dã gây ra, thú cưng vẫn có khả năng khiến bạn mắc bệnh này vì bệnh lây qua nước bọt của động vật bị nhiễm bệnh. Người mắc bệnh dại có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được điều trị ngay lập tức. Cách tốt nhất để phòng dại cho thú cưng là tiêm vaccine cho chúng.Nhiễm khuẩn salmonella: Khuẩn salmonella thường có trong thịt gia cầm chưa nấu kĩ, nhưng loại vi khuẩn này cũng có trên da của thú cưng là bò sát. Để tránh nhiễm khuẩn, hãy rửa sạch tay sau khi cho thú cưng ăn.Bệnh trùng xoắn móc câu (Leptospirosis): Trùng xoắn móc câu là một loại vi sinh vật sống trong nước tiểu của động vật nhiễm bệnh. Để tránh nhiễm bệnh, hãy tránh bơi trong nước có khả năng nhiễm nước tiểu của động vật, và đừng quên tiêm phòng cho thú cưng.Giun đũa chó mèo (Toxocariasis): Giun đũa chó mèo là một chi giun gồm hai loại giun kí sinh ở chó và mèo, gây ra bởi ấu trùng giun đũa. Giun đũa khi đi vào phổi người có thể gây khó thở và ngứa ngáy, đau bụng và đi ngoài ra máu. Hãy sử dụng găng tay hoặc túi nhựa khi dọn phân chó mèo, và nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng sau đó.Sán dây: Sán dây không chỉ có trong thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín, mà bạn còn có thể nhiễm sán dây từ thú cưng, như khi chúng bị nhiễm sán từ bọ chét hay một động vật khác. Cách tốt nhất để phòng tránh là rửa sạch tay và chải bọ cho thú cưng sau khi chúng vui chơi ngoài trời.Hắc lào: Hắc lào là một dạng bệnh nấm phát triển ở các nang lông và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. Hắc lào gây các nốt phát ban hình vòng tròn đỏ và ngứa trên da người. Cách tốt nhất để phòng bệnh là làm sạch ổ thú cưng thường xuyên, rửa tay, hút bụi và khử trùng.Bệnh mèo cào: Bệnh nhiễm khuẩn này được gây ra bởi vi khuẩn Bartonella henselae, lây qua vết cào hoặc vết cắn của mèo. Bệnh này có thể gây sốt cao và sưng hạch bạch huyết. Những người có hệ miễn dịch yếu dễ nhiễm bệnh hơn, vì vậy hãy để mèo tránh xa trẻ em dưới 1 tuổi, người già và phụ nữ mang thai. Nếu bị mèo cào, hãy rửa sạch vết thương ngay lập tức.Bệnh ghẻ: Đừng nhầm lẫn bệnh ghẻ chó với bệnh ghẻ trên người. Bệnh ghẻ chó không thực sự lây sang người, nhưng có thể gây cho chúng ta nhiều phiền toái. Con ghẻ chó chỉ sống trên da chó, nhưng chúng có thể nhảy lên người chúng ta, cắn rồi quay trở lại nơi trú ngụ ban đầu. Cách tốt nhất để bảo vệ bạn và cún cưng là tránh để chúng tới gần những con chó nhiễm ghẻ.Giun móc: Giun móc là một loại kí sinh trùng bám vào thành ruột của chó. Trứng giun có trong phân của thú nuôi có thể bám vào da bạn nếu bạn tiếp xúc với chúng. Giun móc có thể gây chán ăn, thiếu máu, ho, khó thở và phát ban.Viêm da tiếp xúc dị ứng: Viêm da tiếp xúc dị ứng là một tác dụng phụ của việc nuôi thú cưng. Hãy áp dụng các biện pháp đề phòng nếu bạn có làn da nhạy cảm như rửa sạch da sau khi bị thú cưng liếm để tránh bị mẩn ngứa./.
Theo VOV