Mới đây, Cơ quan quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (ANSES) cho biết đã phát hiện dấu vết còn sót lại của một loại thuốc diệt nấm có tên là chlorothalonil. Loại thuốc này được tập đoàn hóa chất Thụy Sĩ Syngenta ở châu Âu bán rộng rãi từ những năm 1970 cho đến khi bị EU cấm vào năm 2020.

leftcenterrightdel
 Pháp lo ngại khi một hợp chất được tạo ra từ thuốc trừ sâu được phát hiện có trong nước

Cụ thể, hóa chất được tạo ra khi thuốc diệt nấm bị phân hủy, được gọi là chất chuyển hóa R417888, được tìm thấy trong hơn một nửa số mẫu. Đáng chú ý, số lượng loại chất này được phát hiện cao hơn mức cho phép, trong hơn 1/3 các mẫu.

Kết quả mới nhất đã đặt ra câu hỏi về sự có mặt của các hóa chất chưa được phát hiện khác trong nước uống, đồng thời đặt ra những thách thức lớn hơn cho các công ty cung cấp nước.

ANSES đã bắt đầu việc thử nghiệm vào năm 2019, nhằm xác định khoảng 200 hợp chất hóa học phức tạp có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu hoặc chất nổ, thường không được để ý trong các cuộc kiểm tra định kỳ. Anses cho biết thử nghiệm của họ liên quan đến việc lấy 136.000 mẫu trên khắp nước Pháp từ các nguồn nước ngầm hoặc nước đã qua xử lý, nhưng cho biết chúng chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng nước được phân phối trên toàn quốc.

Trước đó, chính quyền Pháp cũng đã được cảnh báo rằng có thể các chất chuyển hóa chlorothalonil có trong nước. Tháng 2/2023, Anses đã yêu cầu nông dân ngưng dùng S-metolachlor - một trong những loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất ở Pháp. Đây cũng là sản phẩm do Syngenta sản xuất.

Theo phụ nữ TPHCM