Phi công Smith liệt kê những điều anh sợ nhất do không thể tự mình kiểm soát. "Tôi xếp các vụ cháy pin lithium (các loại pin trong thiết bị di động, máy chụp hình, máy ảnh…), va chạm với chim làm hỏng động cơ, trục trặc cơ học nghiêm trọng và va chạm trên mặt đất... đứng đầu danh sách nỗi sợ của tôi".
Theo Smith, các vụ va chạm với chim là phổ biến nhưng chủ yếu dẫn đến thiệt hại nhỏ hoặc không có thiệt hại. Chúng "đôi khi nguy hiểm". Ví dụ, vụ tai nạn ở Hudson năm 2009 là kết quả của việc một đàn ngỗng Canada va chạm với chuyến bay 1549 của US Airways.
"Con chim càng nặng thì khả năng gây hại càng lớn. Chim không làm tắc nghẽn động cơ nhưng có thể làm cong hoặc hỏng máy nổ bên trong, gây mất điện".
Theo Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA), thiệt hại nhân mạng lớn nhất do một vụ va chạm với chim diễn ra vào ngày 4.10.1960.
Chuyến bay 375 của Eastern Air Lines đã va phải một đàn sáo châu Âu khi cất cánh. Cả bốn động cơ đều bị hư hỏng và máy bay bị rơi ở cảng Boston. Có 62 trường hợp tử vong.
Đối với "sự cố cơ học thảm khốc", Smith giải thích đây là "nguyên nhân dẫn đến những sự cố như lỗi điều khiển chuyến bay (mất bánh lái, thang máy hoặc điều khiển cánh quạt), phá vỡ cấu trúc do bị ăn mòn kim loại..., có thể khiến một chiếc máy bay không thể bay được.
Bộ pin lithium được tìm thấy trong nhiều máy tính xách tay và các thiết bị khác - có thể nhanh chóng bị quá nóng và cháy. "Mối nguy hiểm không phải là một đám cháy nhỏ trong khoang hành khách, nơi có thể dễ dàng dập tắt bằng bình chữa cháy cầm tay, mà là khả năng xảy ra một đám cháy lớn hơn không thể tiếp cận được trong khoang hành lý hoặc khoang chở hàng", theo Smith.
Smith cũng đề cập về va chạm máy bay với nhau trong cuốn sách của mình. "Máy bay đôi khi vi phạm giới hạn không gian của nhau. Hầu như lúc nào lỗi cũng bị phát hiện và các biện pháp bảo vệ được áp dụng để giảm thiểu rủi ro. Máy bay ngày nay đều được trang bị công nghệ chống va chạm trên máy bay".
Ông cũng lưu ý, hành khách không nên cố gắng đọc nét mặt của phi hành đoàn để từ đó dẫn đến lo sợ. Ánh mắt đờ đẫn của tiếp viên hàng không chỉ có thể là biểu hiện của sự kiệt sức, không phải sợ hãi.
"Những người hay lo lắng có xu hướng hình dung ra một số thảm họa âm thầm sắp xảy ra, nhất là cảnh thành viên phi hành đoàn vội vã đi đi lại lại giữa các lối đi và thì thầm với nhau. Trên thực tế, hành khách sẽ được thông báo về bất kỳ trường hợp khẩn cấp hoặc trục trặc nghiêm trọng nào ngay lập tức".
Theo Thanh niên