leftcenterrightdel
 Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2024, Lithuania là quốc gia hạnh phúc nhất đối với Gen Millennials và Gen Z. Ảnh:Klaus Vedfelt.

Lithuania có tổng điểm 7.759, theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới năm 2024 do Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe tại Đại học Oxford công bố hôm 22/6.

Theo Đài Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Lithuania (LRT), nước này đã liên tục xếp thứ hạng cao trên bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc kể từ năm 2017, đứng thứ 52 trong báo cáo tổng thể.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, bảng xếp hạng về các quốc gia hạnh phúc nhất theo những người dưới 30 tuổi và những người từ 60 tuổi trở lên có sự khác biệt lớn. Lithuania đứng đầu trong bảng xếp hạng này nhưng quốc gia này lại chỉ xếp thứ hạng 44 đối với những người trên 60 tuổi và là quốc gia hạnh phúc thứ 19 trên thế giới theo báo cáo tổng thể. 

Israel là quốc gia hạnh phúc thứ hai đối với những người dưới 30 tuổi, với số điểm 7.667, theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024.

Israel có chỉ số về sự hài lòng trong cuộc sống vượt trội so với mức trung bình, theo Chỉ số cuộc sống tốt đẹp hơn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Israel là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Kim cương mài và dược phẩm trở thành một trong số trong số các mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia, theo báo cáo của U.S. News and World Report.

Theo Numbeo, chi phí sinh hoạt trung bình ở Israel chỉ thấp hơn 7,9% so với Mỹ nhưng tiền thuê nhà lại thấp hơn đến 30% so với Mỹ.

Top 10 quốc gia hạnh phúc nhất do người dưới 30 tuổi bầu chọn:

1. Lithuania

2. Israel

3. Serbia

4. Iceland

5. Đan Mạch

6. Luxembourg

7. Phần Lan

8. Romania

9. Hà Lan

10. Cộng hòa Czech

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được thực hiện bởi Gallup - công ty tư vấn và phân tích đa quốc gia của Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu An sinh Oxford, Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc và Ban biên tập của WHR. Các xếp hạng mức độ hạnh phúc trong nghiên cứu này được hỗ trợ bởi dữ liệu từ Gallup World Poll nhằm đo lường đánh giá cuộc sống trung bình của các cá nhân, được thực hiện trong 3 năm 2021-2023.

Theo đó, các quốc gia sẽ được xếp hạng dựa trên các đánh giá sau: tự đánh giá về cuộc sống, trả lời các câu hỏi của thang Cantril (thang đo chất lượng cuộc sống). Những người tham gia khảo sát sẽ suy nghĩ về cuộc sống của mình, rồi tự đánh giá theo thang điểm từ 0-10, CNBC đưa tin.

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe tại Đại học Oxford, nơi công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2024, cho biết họ cũng xem xét 6 biến số sau ở hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng trong báo cáo:

1. GDP bình quân đầu người

2. Hỗ trợ xã hội

3. Tuổi thọ trung bình

4. Quyền tự do chọn lựa cuộc sống

5. Sự hào phóng

6. Nhận thức về tham nhũng

Theo lifestyle.znews