Nhiều người Nhật phàn nàn rằng đồng nghiệp thở dài quá nhiều khiến tâm trạng của họ không tốt
Nhiều người Nhật phàn nàn rằng đồng nghiệp thở dài quá nhiều khiến tâm trạng của họ không tốt

 

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội Nhật Bản đang tranh luận sôi nổi bởi... tiếng thở dài trong công ty. Những bài đăng như thế này trên mạng xã hội ở Nhật Bản đang mô tả những tiếng thở dài không được hoan nghênh, đó là một tia tiêu cực: “Tôi cho rằng thở dài là một hình thức quấy rối tâm lý”; "Vô ý thở dài là quấy rối"... nhiều người bày tỏ.

Theo Kaname Murasaki, người đứng đầu một hiệp hội Osaka's Nishi Ward chuyên giúp đỡ các công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến quấy rối thì cho rằng một tiếng thở dài trước mặt người khác không bị coi là quấy rối. Tuy nhiên, Murasaki cho rằng việc thở dài liên tục cùng với những hành động như nhăn mặt và chép miệng có thể bị coi là quấy rối tâm trạng, trong đó cảm xúc đau khổ được gây ra cho người khác thông qua nét mặt, thái độ ủ rũ và các tín hiệu tiêu cực khác.

"Khi tâm trạng tồi tệ tràn ngập nơi làm việc, nó có thể ảnh hưởng đến bầu không khí và ngăn cản nhân viên giao tiếp thoải mái. Điều này không chỉ có nguy cơ làm giảm năng suất làm việc mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không xác định được các vấn đề cần giải quyết" - Murasaki nói và cảnh báo rằng thường "'thủ phạm" không nhận thức được thái độ và biểu cảm gắt gỏng của họ và nên nhớ rằng mọi người đều có thể là thủ phạm.
Kaname Murasaki, người đứng đầu hiệp hội Nhật Bản giúp các công ty giải quyết vấn đề quấy rối, có mặt trong bức ảnh do cá nhân này cung cấp.
Chuyên gia Kaname Murasaki chuyên giúp các công ty giải quyết vấn đề quấy rối nơi làm việc

 

Mặc dù khái niệm quấy rối tâm trạng không được chính phủ Nhật Bản xác định và hành vi quấy rối cũng không được quy định về mặt pháp lý, nhưng Murasaki cho biết các cuộc tham vấn đang gia tăng. “Khi sự mệt mỏi và thất vọng tích tụ một cách vô thức xâm nhập vào nét mặt và thái độ của một người, những người khác sẽ coi chúng như một hình thức quấy rối mới” - ông nói.

Tuy nhiên, theo bác sĩ tâm thần Tomosuke Inoue thì việc thở dài hay thở ra lại có mặt tích cực'. "Thở dài là một phản ứng phòng thủ để giữ cho cơ thể được chuẩn bị sẵn sàng. Giữ nó bó chặt bên trong là không tốt" - ông nói.

Bác sĩ nghề nghiệp và bác sĩ tâm thần Tomosuke Inoue
Bác sĩ tâm thần Tomosuke Inoue cho rằng thở dài là để giảm stress nhưng cần có ý thức

 

Trong một số trường hợp, việc thở dài là do cơ thể cố gắng thư giãn trong trạng thái thiếu oxy dẫn đến thở nông do căng thẳng. "Thở dài một cách tự nhiên cũng là một phản ứng tốt cho cơ thể để thải chất không tốt ra ngoài, nhưng không phải là một cảnh tượng dễ chịu đối với những người xung quanh và cần phải có phép lịch sự. Thở dài cũng không nên quá đáng trước mặt người khác, và điều quan trọng là phải cẩn thận giữ im lặng và thực hiện các bước phù hợp với thời gian, địa điểm và hoàn cảnh” - Inoue nói.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Inoue thì cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng, nhưng một phương pháp hiệu quả có thể thực hiện ngay là chuyển sang thở sâu. "Thở dài đã bị mang tiếng xấu và bị gọi là "sự trốn thoát hạnh phúc", nhưng luôn có mặt tích cực . Việc hít thở dài một cách có ý thức sẽ hiệu quả hơn trong việc giảm căng thẳng. Hãy tập trung thở ra từ từ trong khoảng 6 giây. Nó sẽ giúp thư giãn và ít gây khó chịu cho những người xung quanh" - Inoue khuyên.

Theo phụ nữ TPHCM