Ashley Heun, mẹ của Caroline, một nữ sinh lớp 8, đã rất tức giận trước bức thư mang tựa đề "Tại sao con gái gặp vấn đề về hình ảnh cơ thể?" của trường Southaven.

Cụ thể, bức thư đề nghị phụ huynh đồng ý cho con gái họ nhận tài liệu về sức khỏe và đồ lót nịt bụng, giúp định hình cơ thể (shapewear).

 

 
leftcenterrightdel
Lá thư của trường Southaven đề xuất nữ sinh mặc đồ định hình cơ thể (shapewear). Ảnh: Ashley Heun. 

“Tôi đã phải đọc bức thư rất nhiều lần. Ban đầu, tôi chỉ muốn đi thẳng đến ban giám hiệu và la lối với bất cứ ai mình gặp", Heun nói với CNN.

Cô bé 13 tuổi Caroline cũng cho rằng lá thư thật “ngu ngốc” và không hiểu mục đích của nó.

Gia đình của em đã chia sẻ sự lo ngại của mình lên mạng xã hội. Các phụ huynh khác cũng nhanh chóng tham gia ủng hộ.

“Sự xuất hiện của mạng xã hội và các phần mềm chỉnh ảnh khiến việc nuôi dạy con gái khó khăn hơn. Bọn trẻ bị ảnh hưởng bởi những tiêu chuẩn về cơ thể lý tưởng”, Heun nói.

Cô cũng gửi email đến hiệu trưởng John Sartain của trường để bày tỏ ý kiến.

“Ngay cả khi con gái tôi đòi mặc đồ nịt bụng, tôi cũng sẽ từ chối. Giờ nhà trường lại khuyến khích việc đó. Tôi rất bối rối và không hiểu tại sao các chuyên viên được đào tạo về tâm lý trẻ em lại nghĩ đây là ý hay”, người mẹ viết trong email.

Ngày 12/1, thầy hiệu trưởng Sartain đã gặp mặt phụ huynh của bé Caroline. Ông cảm thấy rất có lỗi và cho biết các chuyên viên tư vấn chỉ có ý tốt khi viết lá thư. Chương trình trên cũng đã bị hủy bỏ.

“Học khu đã được thông báo về lá thư của trường Trung học Southaven. Những người đứng đầu hiểu rằng thông tin này có thể gây hoang mang cho phụ huynh”, Lauren Margeson, trợ lý hành chính của học khu quận Desoto, cho biết.

“Tôi không nghĩ họ có ý xấu, nhưng cách truyền đạt thông điệp lại có vấn đề”, Heun nhận xét.

 

Đồ lót định hình cơ thể (shapewear) có thiết kế nịt chặt bụng nhằm khiến vóc dáng trông thon gọn hơn. Ảnh:The New York Times.

Giáo dục trẻ em về cơ thể

"Nếu sự việc này được lan rộng, tôi hy vọng nó sẽ bắt đầu một cuộc đối thoại”, Heun bày tỏ.

John Duffy, tác giả cuốn sách Nuôi dạy thanh thiếu niên trong thời đại lo âu, chia sẻ về cách cha mẹ có thể giúp con giải quyết vấn đề cơ thể.

“Thế hệ trẻ em ngày nay luôn bận tâm về ngoại hình của mình. Giá trị và lòng tự tôn của các em bị phụ thuộc nhiều vào cân nặng hoặc khiếm khuyết khi nhìn nhận cơ thể. Ngay cả ở trường trung học, vẻ ngoài là mối quan tâm thường trực của bọn trẻ”, Duffy nói.

Ông cũng nói rằng vì trẻ em thường xuyên suy nghĩ về những điều tiêu cực, ta cần giúp chúng tập trung vào mặt tích cực.

“Cách tiếp cận hiệu quả hơn là giúp các em chấp nhận cơ thể và phát triển sức khỏe thay vì cố gắng có vóc dáng ‘hoàn hảo’”, ông cho biết.

 
truong hoc muon nu sinh mac do dinh hinh co the anh 2
Ashley Heun và con gái 13 tuổi Caroline. Ảnh:Ashley Heun.

Phyllis Fagell, chuyên viên tư vấn tâm lý, cũng chia sẻ cách giải quyết những lo lắng về cơ thể ở trẻ vị thành niên.

“Những bình luận tưởng chừng vô hại như ‘Cháu có chắc mình muốn ăn thêm suất nữa không?’ có thể khá ác ý với một học sinh cấp 2”, cô nói.

Chuyên viên cũng cho biết đại dịch đã gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tâm lý của học sinh. Khi trở lại trường học, các em có thể nhạy cảm hơn về vấn đề hình ảnh cơ thể.

Fagell lưu ý với giáo viên, phụ huynh và người giám hộ: "Hãy đảm bảo bạn đối xử tốt với cơ thể mình như những gì bạn dạy lũ trẻ".

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Đồ nịt bụng và nịt ngực có lịch sử lâu đời. Trong những năm gần đây, món trang phục này dần trở thành xu hướng hàng đầu. 

Các chuyên gia đều đồng ý rằng phụ huynh cần làm gương cho con trong vấn đề này.

Heun kể rằng cô từng mặc cảm về cơ thể trong quá khứ và giờ vẫn khá chật vật.

“Là một người mẹ, việc cố gắng không để sự bất an về bản thân ảnh hưởng tới con mình là điều rất khó khăn”, Heun nói.

Tuy nhiên, cô nhận thức được những vấn đề mà trẻ em có thể gặp và hiểu vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ con cái.

Theo Zing