leftcenterrightdel
Những phụ nữ tại triển lãm học tập mang tên “Tod-Fod” 

Trong ký ức của Surabhi Yadav, phụ nữ ở làng cô luôn khát khao được học hành. Họ đến từ Madhopura, một ngôi làng thuộc vùng nông thôn Bundelkhand, Madhya Pradesh (Ấn Độ) và là những lao động trong lĩnh vực trồng trọt. 

Tuy nhiên, phụ nữ ở đây không được tính vào thống kê "lực lượng lao động nữ" của đất nước và vẫn phải chịu những hạn chế tiếp cận cơ hội phát triển. Surabhi nói: "Phụ nữ ở các ngôi làng của Ấn Độ muốn trở thành người như thế nào và làm gì cho thế giới nếu họ được hỗ trợ nhiều hơn?". Cô đã thành lập "Sajhe Sapne" (tạm dịch: Những ước mơ chung) để tìm đáp án cho câu hỏi đó.

"Sajhe Sapne" cung cấp cho phụ nữ nông thôn Ấn Độ các chương trình đào tạo 1 năm về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM) và kỹ năng quản lý để giúp họ phát triển sự nghiệp. 

Nhiều phụ nữ thể hiện khả năng viết code, quản lý dự án và dạy Toán, những lĩnh vực mà trước đây họ không có cơ hội tìm hiểu hay theo đuổi. Nơi đây tập trung trao quyền cho phụ nữ nông thôn đến từ gia đình có thu nhập thấp trong các cộng đồng Dalit và Bahujan. 

Họ được gọi là "Sapnewaali" hay "phụ nữ dám ước mơ". Trong 3 năm, hơn 100 phụ nữ từ 50 ngôi làng đã chứng minh được năng lực chuyển đổi của mình.

Ở "Sajhe Sapne", phụ nữ dạy HTML, CSS và JavaScript (ngôn ngữ được dùng để tạo các trang web) bằng các tiếng Bundelkhandi, Maghi, Bhojpuri, Hindi,... Những khái niệm phức tạp được họ diễn giải đơn giản để dễ dàng ghi nhớ và áp dụng. 

Thay vì làm bài thi, phụ nữ ở đây thể hiện kỹ năng viết code, kiến thức Toán học và khả năng quản lý dự án thông qua một triển lãm có tên "Tod-Fod". Các điệu nhảy dân gian và Bollywood cũng được lồng ghép vào hoạt động hàng ngày, tạo nên bầu không khí sôi động trong khuôn viên.

leftcenterrightdel
Một phụ nữ chuẩn bị các câu hỏi về Toán để dạy trẻ em 

Nhiều phụ nữ đã mang các kỹ năng STEM về làng và áp dụng chúng theo cách phù hợp với nhu cầu thực tế. Như Anjani đến từ làng Baghmara (Uttar Pradesh) đã dạy anh trai cô cách sử dụng Google Trang tính để theo dõi các dịch vụ tưới tiêu và xử lý các khoản thanh toán cho trang trại của gia đình. 

Khi thấy một nhân viên Anganwadi (một loại hình trung tâm chăm sóc trẻ em nông thôn) trong làng quản lý sổ đăng ký theo cách thủ công, Anjani đã giới thiệu một hệ thống số để duy trì cơ sở dữ liệu này, nâng cao hiệu quả và độ chính xác trong việc lưu trữ hồ sơ.

Trong khi đó, Manisha nảy ra ý tưởng tạo kênh YouTube hoặc trang web để giới thiệu với mọi người cách nấu ăn độc đáo của mẹ cô, người có thể nấu các món ngon từ những thứ không phổ biến. 

Gần đây, 5 phụ nữ ở Madhopura đã cùng với những người khác hợp tác để phát triển một sản phẩm công nghệ có tên "Alphabet Art", giúp việc học tiếng Anh trở nên thú vị hơn. Trang web có dòng chữ "Made with ởby Sapnewaalis", thể hiện niềm tự hào và quyền sở hữu của nhóm trong việc tạo ra một sản phẩm công nghệ mới.

Với mỗi phụ nữ ở "Sajhe Sapne" tìm được việc làm chính thức đồng nghĩa với việc họ đang định nghĩa lại tính chuyên nghiệp, thách thức các chuẩn mực truyền thống, ủng hộ sự hòa nhập và tạo ảnh hưởng trong việc ra quyết định ở làng.

Rinky, cháu gái của Surabhi, là cô gái đầu tiên ở Madhopura theo học tại "Sajhe Sapne" và đã thành công trong việc chống tảo hôn. Hành động của cô đã truyền cảm hứng cho những trẻ em gái khác và giờ đây, một số cô gái trẻ trong làng coi giáo dục là không thể thiếu trong kế hoạch cuộc đời mình.

Tại một ngôi làng nhỏ như Madhopura, 7 phụ nữ đã từ chối kết hôn sớm để theo đuổi sự nghiệp. Theo thước đo thành công đối với một người phụ nữ trong làng, Rinky lẽ ra phải là một bà mẹ hai con. Nhưng cô hiện không chỉ phát triển về mặt chuyên môn mà còn muốn thành lập một "Sajhe Sapna" ở Madhopura.

Kim Ngọc/Nguồn: Vogue