leftcenterrightdel
 Phụ nữ Ba Lan phản đối luật chống phá thai nghiêm ngặt ở Warsaw, Ba Lan, sau cái chết của một phụ nữ mang thai trong bệnh viện - Ảnh: Anna Liminowicz/The Guardian

Ngày 4/9, theo Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) cho thấy, cho đến nay chưa có quốc gia nào đạt được lời hứa về bình đẳng giới mà Liên hợp quốc đặt ra vào năm 2023.

Từ năm 2019 đến năm 2022, gần 40% quốc gia - nơi sinh sống của hơn 1 tỉ phụ nữ và trẻ em gái - đã trì trệ hoặc suy giảm về bình đẳng giới.

Chỉ số SDG - đánh giá bình đẳng giới tại 139 quốc gia - đã đưa ra mức xếp hạng tệ nhất là "rất kém" cho 45 quốc gia - bao gồm nhiều vùng rộng lớn ở Tây Phi, Trung Phi và cận Sahara, Trung Đông và các quốc gia ở châu Á bao gồm Bangladesh và Myanmar.

Ngoài 857 triệu phụ nữ và trẻ em gái sống ở các quốc gia được xếp hạng “rất nghèo”, 1,5 tỉ người sống ở các quốc gia được xếp hạng “nghèo”. Chỉ có một quốc gia, Thụy Sĩ, được xếp hạng “rất tốt”.

Báo cáo cho biết "kịch bản này rất ảm đạm" có nghĩa là bất bình đẳng giới toàn cầu có thể tồi tệ hơn vào năm 2030 so với khi các mục tiêu được đặt ra vào năm 2015, nhất là khi xung đột vũ trang, sự cố khí hậu đang gia tăng. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, bình đẳng giới sẽ không đạt được cho đến thế kỷ 22.

Chiara Capraro, giám đốc chương trình về công lý giới tại Tổ chức Ân xá Quốc tế Vương quốc Anh, cho biết: “Từ sự bùng nổ của bạo lực gia đình trong đại dịch cho đến việc Taliban quay trở lại nắm quyền ở Afghanistan, từ sự đàn áp tàn bạo đối với phong trào phụ nữ ở Iran và việc cấm phá thai ở Hoa Kỳ... khiến quyền của phụ nữ đang bị xói mòn”.

Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều đồng ý đặt ra mục tiêu đạt được bình đẳng giới vào năm 2030 như một phần của sáng kiến SDG của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, đã có một sự thất bại lan rộng liên quan đến tiến trình về quyền phụ nữ, vốn đã suy giảm ở một số quốc gia. Cả Ba Lan và Hoa Kỳ đều đã có những bước thụt lùi về quyền phá thai. Tại Hoa Kỳ, 14 tiểu bang đã ban hành lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn.

Dưới thời Taliban, phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan đã phải trải qua những lệnh cấm đến trường trung học, không được giao lưu cộng đồng, không được đi làm, thậm chí cả việc nói chuyện hoặc để lộ khuôn mặt của ở nơi công cộng.

Báo cáo cho biết 614 triệu phụ nữ và trẻ em gái đang sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng bởi xung đột vào năm 2022 - cao hơn 50% so với con số năm 2017. Heather Barr, Phó giám đốc bộ phận quyền phụ nữ tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết: "Chúng tôi đã chứng kiến một số cuộc xung đột có tác động tàn phá đến phụ nữ và trẻ em gái và làm chậm tiến trình ở các quốc gia đó. Chúng ta có thể thấy điều đó với các báo cáo khủng khiếp về bạo lực tình dục ở Sudan, sự gia tăng bạo lực gia đình ở Ukraine và các hạn chế về quyền phá thai".

Bà Barr cho biết việc đẩy nhanh tiến độ về quyền phụ nữ đòi hỏi nhiều phụ nữ hơn ở các vị trí quyền lực. “Sự tham gia của phụ nữ - đưa phụ nữ vào các vị trí ra quyết định trong cả chính phủ quốc gia và quốc tế trong các tổ chức như Liên hợp quốc - là chìa khóa. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo rằng chúng ta mang lại những thay đổi thực sự cần thiết để đạt được bình đẳng giới, thay vì chỉ nói về nó”, bà nói.

Theo phụ nữ TPHCM