leftcenterrightdel
 

Phụ nữ đang ngày càng tạo ra nhiều của cải, theo đánh giá của ngân hàng Thụy Sĩ Julius Baer.

Trên toàn thế giới, sự giàu có của phụ nữ tăng trưởng chưa từng có trong suốt thập kỷ qua. Họ đang kiến tạo lên số lượng tài sản lớn với tốc độ nhanh chóng.

Nhóm tư vấn của tập đoàn tài chính Boston (BCG, Mỹ) cho biết phụ nữ hiện nắm 40% của cải toàn cầu và con số này có thể tăng trưởng kép 7,2%/năm đến năm 2023, cao hơn tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 5,2% dự kiến của nam giới.

Khi phụ nữ trở nên giàu có hơn, ảnh hưởng của họ ngày càng lớn. Thế hệ nữ giới ngày nay đang bắt đầu định hình lại các lĩnh vực mà trước đây chỉ do có nam giới tập trung và thống trị.

"Phụ nữ đang tiếp tục nắm giữ nhiều tiền bạc và tiếng nói của chúng tôi sẽ có ảnh hưởng hơn", bà Beatriz Sánchez, Giám đốc khu vực Châu Mỹ - Latin, thành viên hội đồng quản trị BCG, nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều ý thức được tiềm năng của mình.

Julius Baer đưa ra 4 sự thật về năng lực kiểm soát tài chính của phụ nữ thế giới trong thời gian qua, từ đó thúc đẩy họ chủ động nắm bắt cơ hội sở hữu tài sản cho riêng mình.

Đầu tư hiểu biết

 Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ đang đánh giá thấp kiến thức tài chính của bản thân. Trên thực tế, họ có xu hướng đầu tư tốt hơn so với nam giới.

Đại học Warwick (Vương quốc Anh) theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư trong 3 năm. Trong báo cáo được đưa ra vào năm 2018, họ chỉ ra rằng phụ nữ có lợi nhuận đầu tư vượt trội hơn nam giới 1,8%. Theo đó, phái mạnh thường lựa chọn cổ phiếu đầu cơ, trong khi nữ giới ưu tiên những mã chứng khoán bền vững dài hạn.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo, 64% phụ nữ có tâm lý cởi mở, mong muốn được học hỏi, tư vấn về vấn đề tài chính. Con số này ở nam giới là 56%.

Làm như nam giới, nhưng thu nhập kém hơn

Theo báo cáo vào tháng 3/2021 của Julius Baer, khi nam giới kiếm một USD, phụ nữ chỉ bỏ túi 81 xu vào cùng thời điểm. Thậm chí, nếu đo lường trên mức lương trung bình trên cùng một công việc, nữ giới chỉ thu nhập bằng 98% so với đồng nghiệp nam.

Tại một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản, mức thu nhập của nữ giới còn thấp hơn lần lượt 33% và 24% so với đàn ông.

Một phần nguyên nhân của vấn đề này là do phụ nữ phải dành nhiều thời gian của mình để nuôi dạy con cái.

leftcenterrightdel
Nhiều phụ nữ vẫn chưa nhận thức được tiềm năng đầu tư và phát triển tài chính của bản thân. Ảnh minh họa: mentatdgt/Pexels. 

Sống lâu hơn, nhưng ít quan tâm tiền hưu trí

Số liệu từ Cục Dân số thế giới năm 2021 cho thấy phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình của phụ nữ là 79, trong khi của nam giới chỉ là 72. Trong khi đó, ở các nước kém phát triển, tuổi thọ trung bình của phụ nữ, nam giới lần lượt là 66 và 63 tuổi.

Tuy nhiên, chỉ có 53% phụ nữ có suy nghĩ tiết kiệm cho cuộc sống hưu trí. Con số này ở nam giới là 65%.

Tiêu tiền, nhưng vào việc nhỏ

 Số liệu của S&P Global cho thấy lần lượt 85% và 87% phụ nữ Hàn Quốc, Nhật Bản đang lo lắng về vấn đề tiền bạc. Họ cho rằng mình có tình hình tài chính "chấp nhận được", thậm chí "đói kém".

Không chỉ tại 2 quốc gia này, phụ nữ trên toàn thế giới đều ít khi trở thành trụ cột tài chính trong gia đình.

Ở Singapore, các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ hầu như chỉ tiêu tiền ở các cửa hàng tạp hóa hoặc mua sắm thường nhật. 52% nữ giới cho biết họ chịu trách nhiệm về việc chi tiêu vặt trong gia đình, trong khi 32% nam giới đảm nhận việc này.

Theo zingnews