Dệt chiếu cói là nghề truyền thống từ rất lâu đời ở xã Hoài Châu Bắc, TX.Hoài Nhơn (Bình Định). Chiếu dệt có nhiều loại: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa... Chiếu cói Hoài Nhơn nổi tiếng với độ óng mượt, dẻo dai và có màu sắc tươi thắm.

leftcenterrightdel
 Để có được một chiếc chiếu, người thợ dệt cần phải có cói (người dân địa phương quen gọi là lác), trân, chỉ, phẩm nhuộm và khung cửi hoặc máy dệt chiếu
leftcenterrightdel
 Vật liệu quan trọng nhất là cói, cói tốt thì chiếu bền, còn chiếu đẹp thì phụ thuộc vào người thợ dệt. Người làm chiếu không xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào, công đoạn nào
leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Ngộ (62 tuổi, ở thôn Gia An Đông, xã Hoài Châu Bắc) cho hay, tháng 4 đến tháng 6 hằng năm là vào mùa cói. Một năm, nếu chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi thì có thể thu hoạch cói 2 lần. Mùa thu hoạch cói gắn liền với cái nắng chói chang của miền Trung nên từ sáng sớm mọi người phải ra đồng
leftcenterrightdel
 "Gia đình tôi có 5 sào (tương đương 2.500 mét vuông - PV) cói. Khi thu hoạch cói ở dưới ruộng lên, đem chẻ ra, rồi phơi khô mới bán được cho thương lái. Giá nguyên liệu khoảng 15.000 đồng/kg, 1 sào cói có thể thu hoạch được 500 kg cói khô", ông Ngộ nói
leftcenterrightdel
 Người thợ làm chiếu cói với sự sáng tạo, bàn tay khéo léo đã cải tiến mẫu mã chiếc chiếu đẹp hơn, mang đặc trưng riêng, như: chiếu trắng, chiếu hoa râm, chiếu gấm, chiếu vảy ốc, chiếu con cờ, chiếu long phụng…
leftcenterrightdel
 Bà Lý Thị Nhân (46 tuổi, ở thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc) cho biết bản thân đã làm nghề chiếu cói từ lúc còn bé. Một chiếc chiếu được làm từ cói phải qua nhiều công đoạn. "Mình làm nhỏ lẻ nên thu mua nguyên liệu của một số hộ dân rồi tiến hành các công đoạn làm chiếu; sau khi hoàn thiện sản phẩm, đem bán cho thương lái kiếm lời", bà Nhân nói
leftcenterrightdel
 Ngoài giờ học, em Võ Tiến Đạt (ở thôn Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc), học sinh lớp 11, hay phụ mẹ làm chiếu. "Thấy mẹ làm chiếu vất vả nên em muốn phụ giúp một tay để công việc nhanh hơn. Em thường phụ mẹ phơi cói sau khi nhuộm màu xong hoặc phơi chiếu... Em thấy rất vui khi được chia sẻ công việc với mẹ", em Đạt nói
leftcenterrightdel
 UBND xã Hoài Châu Bắc cho biết làng nghề dệt chiếu cói ở đây tập trung tại 5 thôn, gồm: Gia An Đông, Gia An Nam, Gia An, Quy Thuận và Chương Hòa. Tại 5 thôn này có hơn 1.500 hộ dân làm nghề dệt chiếu, trong đó gần 700 hộ sinh sống chủ yếu bằng nghề này
leftcenterrightdel
 Với lịch sử hình thành hơn 300 năm, làng nghề làm chiếu cói Hoài Nhơn đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống

Theo Thanh niên