Vào triều đại nhà Thanh (1850 - 1876) có một người phụ nữ hiếu Đạo, hết lòng chăm sóc mẹ chồng. Sau đó, bị kịch xảy ra khiến cô bị buộc tội ác khủng khiếp. May mắn thay, nhờ sự khôn ngoan nhạy bén của quan tòa, cô đã được minh oan.

dao hieu Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Mẹ chồng tự tử vì xấu hổ

Ở làng nọ có một người phụ nữ hiếu đạo, hàng ngày chăm sóc mẹ chồng, quét sân và nấu ăn. Người phụ nữ này sống rất chân thành và có tấm lòng nhân hậu đối với mẹ chồng. Mỗi sáng, cô đều đến thăm phòng mẹ chồng, bày tỏ lòng thành kính. Cô đặt một chậu nước trên bàn để mẹ chồng rửa mặt, cùng với hai quả trứng đã nấu chín. Cứ thế lặp đi lặp lại việc này mỗi ngày.

Một buổi sáng, người con dâu vào phòng như thường lệ bất ngờ để ý thấy một đôi giày nam dưới giường của mẹ chồng. Quá sốc, cô lặng lẽ rời khỏi phòng và đóng cửa lại. Biết con dâu đã đi vào nhìn thấy đôi giày, người mẹ chồng không chịu nổi sự xấu hổ và treo cổ tự tử.

Khi hay tin về cái chết của người mẹ chồng, trưởng thôn đã tố cáo con dâu sát hại mẹ chồng. Nếu lúc này người phụ nữ nói ra những gì mình đã thấy, cô ấy có thể chứng minh bản thân vô tội. Nhưng là một người con dâu rất hiếu thảo, cô không muốn làm tổn thương đến nhân phẩm của gia đình, tổ tiên. Cô quyết định im lặng, không tiết lộ chuyện về mẹ chồng.

Người con dâu đã bị buộc tội không một lời biện bạch. Quan tòa đã xét xử vụ án này theo đúng luật, không lâu sau đó, người phụ nữ bị đưa vào trại giam.

Vị quan tòa công tâm

Sau một thời gian trôi qua, vị quan tòa cũ được thay thế bởi một người mới rất được kính trọng, ông Trương. Ông Trương muốn làm quen với nơi vừa nhậm chức nên đã lần giở lại những vụ án cũ. Trong đó có trường hợp của người phụ nữ hiếu thảo bị buộc tội giết mẹ chồng. Ông cảm thấy có điều gì đó không đúng. Sau khi thăm người phụ nữ trong phòng giam và suy ngẫm về vẻ mặt điềm tĩnh và tinh tế của cô, ông kết luận: “Người phụ nữ này trông không giống một tên tội phạm có khả năng giết mẹ chồng”.

Ông Trương liên tục thẩm vấn người phụ nữ nhưng cô liên tục khai nhận hành vi phạm tội của mình.

“Tôi chịu trách nhiệm. Thưa ngài, tất cả những gì tôi cầu xin là một cái chết nhanh chóng" – Cô nói.

Dù người phụ nữ cố thuyết phục thế nào, càng nói ông Trương càng tin rằng cô vô tội: “Trái tim và lương tâm mách bảo cô vô tội” – ông Trương kiên quyết.

Vị quan tòa quyết định giúp người phụ nữ tìm lại công bằng.

 
dao hieu Giadinhonline (1)

Một vụ xét xử của quan tòa thời xưa

Người con dâu được minh oan

Vị quan tòa nghĩ ra một cách. Trong văn phòng của ông có một nhân viên có vợ là người khá cứng rắn, vô lý, thô lỗ và hách dịch. Cô vợ đó nổi tiếng là một người vợ dữ dằn như hổ. Ông Trương đã gọi cho người đó lại và nói với anh ta: “Có một việc mà tôi yêu cầu anh phải giải quyết ngay lập tức. Thế chỗ của tôi và đi đến quận lân cận. Nhưng mà, trước tiên hãy về nhà thay quần áo; nhanh chóng trở lại nhận nhiệm vụ”.

Ông Trương biết rằng sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với người này vì biết tính khí nóng nảy của vợ anh ta.

Cuối cùng, anh nhân viên này quay trở lại văn phòng, thay trang phục và vượt qua “móng vuốt như hổ dữ” của vợ mình. Ông Trương, đã đoán trước kết quả, nói với người này bằng giọng trách mắng: “Anh ở nhà lâu như vậy mà bây giờ mới về, làm chậm trễ việc quan trọng này. Anh có dám bắt giam vợ mình không?”. Anh ta gật đầu, nín thở ra lệnh bắt giam người vợ hung dữ. Ông Trương đề nghị rằng cô ấy nên được đưa vào phòng giam cùng với người phụ nữ hiếu thảo.

Mặc dù người vợ đó dữ dằn, bất cần, thô lỗ và hách dịch nhưng cô vô tội. Vì vậy, ngày này qua ngày khác, cô liên tục chửi bới và phản đối sự bất công xảy ra với mình. Cô chửi bới đến náo loạn cả nhà tù, không để ai được yên chỉ một phút.

Một hôm, người phụ nữ hiếu thảo bị nhốt cùng buồng với người vợ của người nhân viên không chịu được nữa bèn kêu lên: “Dưới trời ai chẳng có nỗi oan! Mặc dù không phạm tội, tôi vẫn phải đối mặt với một tội danh nghiêm trọng và khó khăn như vậy mà không nói một lời. Vấn đề của cô là rất tầm thường; hãy nghỉ ngơi một lát và đừng chửi nữa!”

Ông Trương đã chỉ định sẵn một người ngồi bên ngoài, ngay dưới cửa sổ phòng giam. Người đó đã báo lại cho ông Trương về cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ. Ông Trương rất hài lòng khi biết được nội dung cuộc trò chuyện.

Ngay sau đó, ông gọi đồng thời cả hai người phụ nữ đến đối chất. Ông đã hỏi người phụ nữ hiếu thảo rằng cô ấy giải thích như thế nào về câu nói của mình trong nhà giam. Người phụ nữ biết rằng cô không thể che giấu sự thật được nữa đã giải thích hoàn cảnh thực sự cho quan tòa.

Người xưa nói: “Trời giúp người xứng đáng”. Câu chuyện của người phụ nữ giữ tròn đạo hiếu khiến nhiều người cảm động. Ngay cả khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết, cô vẫn không dao động tấm lòng hiếu thảo của mình.

Cổ nhân có câu: “Con dâu thảo quý hơn con gái bội phần”. Con gái hiếu thảo với bố mẹ đẻ là quý, con dâu hiếu thảo với bố mẹ chồng có lẽ còn quý giá hơn. Bởi lẽ, bố mẹ chồng không sinh thành, dưỡng dục con dâu từ thuở lọt lòng, cũng ít hiểu biết tính tình sở thích của con dâu, vì thế nên mối quan hệ ít nhiều xa cách, dễ dẫn tới xung đột.

Trong xã hội hiện đại, có người con dâu đã tận sức chăm sóc cho bố mẹ chồng nhưng vẫn không nhận được sự công nhận, yêu quý của họ, bèn sinh ra chán nản, phẫn uất. Thực ra, điều có thể khiến bố mẹ chồng cảm động không phải là con dâu làm bao nhiêu việc cho mình, hay sinh được bao nhiêu cháu mà chính là tấm lòng hiếu kính chân thành của người con dâu ấy. Nếu con dâu làm rất nhiều việc cho nhà chồng, nhưng với cái tâm truy cầu sự công nhận hay báo đáp, đó không phải là hiếu hạnh thực sự.

Theo giadinhonline.vn