Đền Hát Môn, còn gọi là đền Quốc tế, đền Hai Bà Trưng, thuộc địa bàn xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Theo tài liệu ghi lại, vùng Hát Môn là nơi Hai Bà Trưng tổ chức hội quân sĩ sau khi hội tại thành Phong Châu. Đây cũng là nơi tuẫn tiết của Hai Bà Trưng khi cuộc khởi nghĩa thất bại. Tương truyền, đền Hát Môn được khởi dựng sau khi Hai Bà Trưng hoá sinh vào cõi bất diệt.
Quán Tiên. Theo cuốn thần tích của làng chép lại, thì nơi đây vốn là quán hàng bán bánh trôi nước. Khi nghĩa quân của Hai Bà Trưng hội tại đàn Thề, bà hàng bánh trôi đã dâng cả gánh bánh để Hai Bà ăn trước khi ra trận dẹp giặc. Ngôi quán nhỏ này được dân làng dựng lên để tưởng nhớ công ơn đối với bà hàng bánh trôi.
Hội đền Hát Môn được tổ chức hằng năm vào ngày 6 tháng 3 (Âm lịch), với các nghi lễ và trò diễn dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương.
Đặc biệt, tục làm bánh trôi và lễ rước bánh trôi dâng Hai Bà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa độc đáo của vùng đất này.
200 mâm bánh trôi dâng lễ của người dân huyện Phúc Thọ.
Một trong những mâm lễ được trình bày công phu và không thể thiếu đĩa bánh trôi.
Ngày 12/4, huyện Phúc Thọ tổ chức đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia cho Lễ hội truyền thống đền Hát Môn.
Trao bằng chứng nhận văn hóa phi vật thể quốc gia.
Các cụ cao tuổi hành lễ.
Nghi thức tế rất trang trọng. Lễ hội đền Hát Môn diễn ra mỗi năm 3 lần vào các ngày mồng 6 tháng Ba, mồng 4 tháng Chín và 24 tháng Chạp âm lịch. Lễ hội mồng 4 tháng Chín kỷ niệm ngày Hai Bà làm lễ xuất quân. Lễ hội mồng 6 tháng Ba tổ chức vào ngày hoá của Hai Bà Trưng, là lễ hội chính hằng năm. Lễ hội ngày 24 tháng Chạp là lễ Mộc dục (tắm tượng).
Đội trống nữ.
Màn múa trống ấn tượng trong lễ hội.
Vở chèo "Phất cờ nương tử" trình diễn tại lễ hội.

Múa lân tại lễ hội.
    Hoài Anh