leftcenterrightdel
Ảnh minh họa 

Đậu nành

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành rất giàu protein chất lượng cao. Người mắc bệnh đái tháo đường có khả năng chống nhiễm trùng tương đối yếu nên cần chú ý hơn đến việc bổ sung protein chất lượng cao.

Các sản phẩm từ đậu nành cũng rất giàu chất xơ và các chất phytochemical, những thành phần này có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và lipid trong máu. Người có đường cao nên tiêu thụ 15 - 25 gram đậu nành/ngày.

Chất béo trong các sản phẩm đậu nành chủ yếu là axit béo không bão hòa, lecithin trong đậu nành giúp chuyển hóa cholesterol trên thành mạch máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.

Đậu xanh

Đậu xanh rất giàu vitamin B và chất xơ cũng như các khoáng chất như canxi, kali, magie.

Tỉ lệ tiêu hóa carbohydrate của đậu xanh thấp hơn so với ngũ cốc nguyên hạt và chỉ số đường huyết thường thấp hơn 40, rất phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn 50 - 100 gram đậu xanh mỗi ngày.

Đậu lăng

Đậu lăng tươi không chỉ giàu protein thực vật mà còn chứa nhiều kali, magie, vitamin B và chất xơ. Ngoài ra, còn chứa một lượng nhất định saponin, axit phytic, oligosaccharides giúp hạ huyết áp và bảo vệ tim.

Lưu ý năng lượng của các loại đậu tươi cao hơn so với các loại rau thông thường, việc tiêu thụ nên được kiểm soát, người mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn khoảng 100 gram các loại đậu và rau tươi mỗi ngày.

Theo laodong