Ảnh minh họa
Ngủ là một trong những hoạt động quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, với nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực lớn khiến nhiều người vô tình hoặc “đành phải” lơ là giấc ngủ quý báu của mình.
Nguyên tắc 1: Ngủ trước 11 giờ đêm
Giờ Tý tương đương với khoảng thời gian từ 11 giờ đêm hôm trước cho đến 1 giờ sáng hôm sau. Ngủ sau thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan, thận, khí huyết suy giảm khiến cho sắc mặt xanh xao, nhiều mụn và tàn nhang, thâm nám…
Rất nhiều người sáng sớm thức dậy đều không vực nổi tinh thần phần nhiều cũng là do thói quen thức khuya sau 11 giờ đêm. Ngoài tổn thương chức năng của các cơ quan trong cơ thể nói trên, thức khuya còn khiến mắt không được nghỉ ngơi kịp thời, tâm trạng dễ bị ức chế.
Nhiều người nghĩ rằng thức hôm trước thì sáng hôm sau có thể “bồi bổ” lại bằng thực phẩm dinh dưỡng hay các thuốc hỗ trợ, nhưng thực tế thiếu ngủ thường không thể bù đắp kịp thời bằng cách nào đi chăng nữa. Do đó, hãy tập cho mình thói quen lên giường trước giờ Tý để duy trì sức khỏe cơ thể lẫn tinh thần phấn chấn cho ngày làm việc hôm sau.
Ảnh minh họa
Nguyên tắc 2: “Vô tư” khi ngủ “Vô tư” ở đây chính là ám chỉ một khi đã lên giường ngủ rồi thì gạt mọi thứ trong đầu sang một bên, không suy nghĩ gì nữa.
Rất nhiều người bị mất ngủ kinh niên đều do mắc phải thói quen suy nghĩ linh tinh khi đi ngủ. Những suy nghĩ này khiến bạn ở trạng thái căng thẳng, cơ thể theo quán tính sẽ xuất hiện tình trạng “lăn qua trở lại” mà vẫn không tài nào ngủ được. Đem quá nhiều thứ trong đầu vào cả giấc ngủ sẽ khiến tiêu hao tinh lực của bạn. Do đó, một nguyên tắc quan trọng để có giấc ngủ chất lượng là: “Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Có nghĩa là hãy để trạng thái tinh thần hoàn toàn thả lỏng trước khi lên giường chuẩn bị ngủ.
Nếu nhất thời chưa thay đổi được, giải pháp tốt nhất là bạn hãy ngồi dậy một lúc, có thể đọc một quyển sách với nội dung nhẹ nhàng, đến khi nào cơ thể cảm thấy “muốn ngủ” thì mới nằm trở lại.
Ngoài ra, nếu vẫn khó ngủ bạn có thể thử liệu pháp “ép chân”. Ngồi xếp bằng như đang thiền, sau đó dùng hai tay đè nhẹ lên chân và hít thở tự nhiên. Hãy định thần để cảm nhận được rất cả các lỗ chân lông trên cơ thể đều như đang hô hấp cùng một lúc. Thực hiện cho đến khi có cảm giác buồn ngủ thì ngừng lại.
Ảnh minh họa
Nguyên tắc 3: Ngủ trưa ngắn hoặc thiền định Thời gian nghỉ trưa thường nằm vào khoảng 11 giờ đến 1 giờ chiều. lúc này do điều kiện hạn chế về thời gian, không gian nên nhiều người thường gục đầu ngay bàn làm việc để chợp mắt. Thói quen này rất bất lợi cho sức khỏe.
Do đó, hãy cố gắng sắp xếp một vị trí thích hợp để có thể ngả lưng cho xương cốt được thả lỏng. Nhiều người nói nằm được chốc lát thì có đáng được gọi là ngủ trưa hay không? Thật ra giờ nghỉ trưa chỉ cần bạn có thể vào được trạng thái “ngủ” khoảng 3 phút thôi là cũng gần như đã ngủ hai giờ rồi.
Ngoài ra, nếu không tìm được chỗ nằm, bạn có thể nhắm mắt ngồi thiền. Tuy cách này không thể giúp xương khớp và các cơ hoàn toàn thả lỏng nhưng nó giúp bạn thư giãn nhiều về tinh thần, do đó cũng có thể đạt đến mục đích nghỉ ngơi.
Nguyên tắc 4: Đừng “nướng” trên giường
Với nhiều người dù ngủ sớm đêm hôm trước nhưng vẫn cảm thấy vô cùng khó khăn khi thức dậy sớm vào sáng hôm sau. Nhất là những ngày lạnh thì việc vùi mình trong chăn ấm thật sự dễ chịu. Tuy nhiên xét về khoa học giấc ngủ, bạn không nên giữ thói quen “nướng” này. Thời gian thức dậy lý tưởng để tốt cho sức khỏe lẫn tinh thần là trước 6 giờ sáng trong mùa lạnh và trước 5 giờ sáng trong mùa nóng. Thức sớm là một trong những phương pháp hiệu quả tăng cường trao đổi chất trong nghệ thuật dưỡng sinh.
Khi bạn khởi động cơ thể sau một giấc ngủ dài lúc sáng sớm, các độc tố trong cơ thể sẽ được bài tiết ra ngoài, ruột già được kích thích hoạt động, chức năng hấp thu và tiêu hóa trở nên linh hoạt hơn. Thức sớm và ăn sáng trong khoảng 7-9 giờ được xem là thời điểm vàng để cơ thể hấp thu dưỡng chất.
Ngoài ra, thói quen dậy muộn còn đem lại nhiều hiện tượng khó khăn cho bạn như chóng mặt, mệt mỏi, tiêu hóa kém, không có tinh thần làm việc…
Theo giadinh.net