1. Hoa đăng tiêu có đặc điểm gì?
Hoa đăng tiêu có tên khoa học: Campsis Grandiflora; thuộc họ núc nác- Big nomiaceae; là cây gỗ nhỡ, mọc leo cao 10m, lá mọc đối, kép, chum lẻ, dài 3-7cm, rộng 1,5-3cm, nhọn mũi có răng nhọn.
Hoa đăng tiêu có màu đỏ hồng điều, có ống hình chuông hơi dài, các thùy rộng 4-5cm.
Theo đông kinh, hoa đăng tiêu vị chua, tính lạnh, nhập kinh can. Công năng thanh huyết khí ứ, thông khí huyết, thanh nhiệt, trừ phong thấp.
Rễ và thân cây tác dụng mát huyết, tan máu ứ, tiêu sưng phù
Lá tác dụng tiêu thũng, giải độc, chữa nhọt sảy.
Để làm thuốc: Hái những bông hoa đăng tiêu đã nở hết cỡ, phơi trong bóng râm, sao lửa nhỏ. Rễ cành thu thập sau đó rửa sạch, thái mỏng, phơi khô.
2. Các bài thuốc chữa bệnh bằng hoa đăng tiêu
- Đại tiện ra máu tươi: Hoa đăng tiêu 10g, cỏ nhọ nồi 15g, hòe hoa 10g, trắc bách diệp 10g. Sắc uống.
- Đau dạ dày: Hoa đăng tiêu 20g, tinh bột nghệ 20g, trần bì 10g, cam thảo 10g, bạch linh 10g. Sắc uống.
Trị mụn trứng cá: Hoa đăng tiêu 9g, chi tử 9g, đan bì 9g, liên kiểu 9g, hồng hoa 6g, sinh địa 12g, cam thảo 10g. Sắc uống.
- Mề đay: Hoa đăng tiêu 9g, kim ngân hoa 9g, tía tô 9g. Sắc uống.
- Kinh nguyệt không đều: Hoa đăng tiêu 9g, tích mẫu thảo 9g, ngải cứu tươi 9g, hồng hoa 9g. Sắc uống.
Hoa đăng tiêu được dùng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
- Nấm da: Hoa đăng tiêu, củ nghệ nghiền ra đắp lên vết nấm giúp trị ngứa, lên da non.
- Lỵ cấp tính: Rễ, lá đăng tiêu 10g, hoàng liên 10g. Sắc uống.
- Trị viêm khớp: Rễ đăng tiêu tươi 30g, ngũ gia bì 10g, hy thiên thảo 10g, dây đau xương 10g, quế chi 10g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống.
- Chữa chứng tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Lấy 9g lá đăng tiêu và 1,5g vỏ củ gừng tươi thái nhỏ rồi nấu lấy nước uống.
Chú ý: Dược liệu hoa đăng tiêu không dùng cho phụ nữ có thai, người mới ốm dậy, khí hư huyết thiếu...