leftcenterrightdel
Chất xơ có trong các loại thực vật, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt. Ảnh ghép: Huỳnh Phương 

1. Lợi ích từ chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có trong bột yến mạch, hạt lanh, lúa mạch, hạt đậu khô, cam, táo và cà rốt, một số loại rau như rau diếp xoăn, củ cải đường và astiso.

Bảo vệ tim: Bên trong hệ thống tiêu hóa của bạn, chất xơ hòa tan gắn vào các hạt cholesterol, đưa chúng ra khỏi cơ thể, giúp giảm mức cholesterol tổng thể và nguy cơ mắc bệnh tim.

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Vì chất xơ hòa tan không được hấp thụ tốt nên nó không góp phần làm tăng lượng đường trong máu khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường (loại 1 hoặc loại 2), chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát tình trạng của bạn.

Giảm cân: Chất xơ hòa tan cũng có thể giúp bạn đạt hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách giữ cho bạn cảm thấy no mà không cần thêm nhiều calo vào chế độ ăn uống.

2. Lợi ích của chất xơ không hòa tan

Các chất xơ không hòa tan được tìm thấy trong hạt, quả hạch, rau lá xanh đậm và cám lúa mì. Chất xơ không hòa tan giúp hydrat hóa (sự bổ sung thêm phân tử nước vào một hợp chất hữu cơ bất kỳ) và di chuyển chất thải qua ruột của bạn.

Tốt cho tiêu hóa: Ăn nhiều chất xơ không hòa tan cũng giúp bạn no lâu. Nếu bạn bị táo bón, việc bổ sung nhiều chất này vào chế độ ăn uống của bạn có thể khiến mọi thứ tốt hơn.

Chất xơ không hòa tan cũng có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe liên quan đến đường ruột, như táo bón, trĩ và đại tiện không tự chủ (các vấn đề về kiểm soát nhu động ruột của bạn).

Giảm cân: Giống như chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng bằng cách ngăn chặn cơn đói.

Theo laodong