leftcenterrightdel
 

Rau ngổ là loại rau thơm thường được thái nhỏ ăn kèm với phở hoặc cho vào canh tạo hương vị đặc trưng. Không chỉ đơn giản là rau thông thường, rau ngổ cũng là một vị thuốc trong Đông Y có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ.

1. Giới thiệu về cây rau ngổ

Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila chinensis và còn có nhiều tên gọi khác như ngổ điếc, ngổ hương, rau om,... là loại cây thân thảo, có mùi thơm dễ chịu. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ những lá gần ngọn có cuống dài 1cm, nhẵn. Lá bắc ngắn hình sợi, đài hình chuông, 5 răng khô xác, mép có vài lông tuyến đa bào, tràng dài gấp đôi đài, có ống ngắn, chia 2 môi, có chỉ nhị nhẵn. Quả nang, nhẵn, hình trứng, ngắn hơn đài.

Về thành phần của rau ngổ: có đến 90% là nước, phần còn lại là protid (2,1%), 1,2% glucid, cenluloza (2,1%), tro (0,8%), vitamin B (0,29%), vitamin C (2,11%), caroten (2,11%), tinh dầu (0,1%), các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

leftcenterrightdel
Rau ngổ có chứa đến hơn 90% là nước (Ảnh: ST) 

 

2. Công dụng của rau ngổ

Tác dụng của rau ngổ ngủ chủ yếu là từ tinh dầu, có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và kháng khuẩn. Dưới đây là những công dụng nổi bật của rau ngổ đối với sức khoẻ:

Giúp long đờm: rau ngổ có đặc tính long đờm, là một phương pháp chữa trị hiệu quả chống lại nhiều vấn đề về hô hấp như cảm lạnh và ho.

Giảm căng thẳng: rau ngổ được biết là có chứa một số hợp chất có xu hướng làm dịu thần kinh, do đó có thể giảm mức độ căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái hơn.

Chống nhiễm trùng: tinh dầu của rau ngổ có tính chống viêm cũng như nhiễm trùng do vết thương.

Trị sỏi thận: rau ngổ được cho là có thể hỗ trợ điều trị sỏi thận là do tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu và tăng lọc ở cầu thận.

Ngoài ra, rau ngổ còn được cho là có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, lợi tiểu, chống lão hoá, điều trị gan nhiễm mỡ,...

leftcenterrightdel
Tinh dầu của rau ngổ có tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và kháng khuẩn (Ảnh: ST) 

 

3. Một số bài thuốc từ rau ngổ

Dưới đây là một số bài thuốc từ rau ngổ. Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc này, mọi người cần lưu ý:

- Đây là các bài thuốc dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng. Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng, không tự ý sử dụng rau ngổ để trị bệnh.

- Các bài thuốc này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị, không thay thế được các chỉ định của bác sĩ.

- Khi áp dụng các bài thuốc và thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, mọi người nên ngưng sử dụng ngay.

Bài thuốc giảm ho, long đờm

Để trị ho hoặc cảm lạnh thông thường, các bạn sử dụng khoảng 20g rau ngổ tươi, sắc lên lấy nước uống.

Nếu bị ho mãn tính, sử dụng 50g ngổ tươi và một chút muối hột. Sau đó, rửa sạch và giã nát rau để lấy nước (lọc bã), sắc lên sau đó cho muối và uống trong ngày. Áp dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc trị sỏi thận

Sử dụng 50g đến 100g rau ngổ, sau đó đun sôi với khoảng 2 bát nước. Lọc lấy nước để uống trong ngày. Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp với râu ngô hoặc mã đề để tăng hiệu quả và hương vị.

Bài thuốc giải độc cơ thể

Sử dụng 100g rau ngổ và bạc hà. Sau đó đem rau ngổ rửa sạch và phơi khô. Sao vàng hạ thổ rau ngổ với bạc hà (chưa tước vỏ) 3 lần. Cuối cùng, sắc bạc hà với rau ngổ trong vòng 10 phút và sử dụng. Uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn, uống 5 ngày, nghỉ 5 ngày.

Áp dụng bài thuốc này sẽ giúp giảm mụn bọc, mụn cám, chứng đầy hơi khó tiêu.

Bài thuốc trị bệnh đường tiết niệu

Sử dụng 40 đến 60g rau ngổ, một chút muối và nước sôi để nguội. Sau đó rửa sạch rau ngổ và cho vào máy xay và xay nhuyễn. Lọc phần bã lấy phần nước rồi cho thêm một chút muối và nước sôi để nguội rồi uống trong ngày.

leftcenterrightdel
 Bài thuốc trị bệnh từ rau ngổ (Ảnh: SKHN)

 

4. Lưu ý khi sử dụng rau ngổ

- Lưu ý trong khâu sơ chế vì rau ngổ là loại thân thảo và thường mọc sát đất ẩm nên dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc giun sán. Do đó, các bạn nên rửa rau kỹ càng bằng cách: nhặt bỏ phần rau già, rau bị hỏng như vàng úa hoặc dập, tỉa bớt lá. Sau đó, cho rau vào chậu và rửa nhiều lần.

Tuy nhiên, việc rửa rau thông thường sẽ không diệt được giun sán, do đó mọi người nên nấu chín, tránh ăn rau tái sống.

- Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ hay những khuyến cáo về việc ăn rau ngổ. Nhưng để đảm bảo sức khỏe hoặc tránh các phản ứng phụ, các bạn nên bổ sung rau ngổ với lượng vừa phải. Phụ nữ có thai, trẻ em hoặc người có bệnh nền nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bổ sung loại rau này một cách thường xuyên.

- Liều dùng: ngày dùng từ 12 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Vân Anh/Nguồn: Tổng hợp