leftcenterrightdel
 Đậu phộng là loại hạt rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt, vừa giàu protein vừa giàu vitamin.

Đậu phộng (hạt lạc) là loại hạt rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt, vừa giàu protein vừa giàu vitamin. Do đó loại hạt này được người Trung Quốc mệnh danh là "hạt sống thọ".

Theo bác sĩ dinh dưỡng Casey McManus (công tác tại Bệnh viện Brigham And Women's, Mỹ) cho biết: Nếu ăn bơ đậu phộng vào buổi sáng, chúng ta sẽ tăng cảm giác no lâu và giảm được lượng thức ăn vào ngày hôm đó, nhờ vậy sẽ thúc đẩy giảm cân. 

Một bài báo trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ chỉ ra rằng những người khoẻ mạnh ăn nhiều đậu phộng có thể giảm 35% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nguyên nhân được cho là do axit béo trong đậu phộng sẽ làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, có lợi cho tim.

Nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng cho thấy những phụ nữ ăn đậu phộng ít nhất 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc ung thư ruột kết thấp hơn 58%, còn đàn ông thì giảm 27%. 

Đậu phộng tuy bổ dưỡng nhưng điều đáng nói là rất nhiều người lạm dụng, việc ăn quá nhiều hoặc ăn sai đối tượng đều có thể khiến bạn rước họa.

3 kiểu ăn đậu phộng có thể khiến bạn rước bệnh

1. Tiêu thụ đậu phộng đã hỏng, mốc

Viện Khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, lớp vỏ của đậu phộng có chứa OPC-B2, một cơ chế chống ung thư gan, có thể ức chế sự tăng sinh, chuyển hóa và phát triển của tế bào ung thư gan. 

Tuy nhiên, đậu phộng chỉ ngon và bổ dưỡng khi còn tươi. Nếu đậu phộng chuyển màu đen, có dấu hiệu biến dạng vỏ, đậu phộng bị mốc xanh, mốc trắng... thì tốt nhất không nên ăn. Bởi đậu phộng mốc là một trong những thực phẩm dễ xuất hiện độc tố aflatoxin nhất.

leftcenterrightdel
 

Đậu phộng có hàm lượng tinh bột cao, trong khi đó chất aflatoxin hầu như ẩn trong các loại thực phẩm giàu tinh bột. Aflatoxin là một loại chất gây ung thư, độc tính gấp 68 lần asen, ăn một lượng ít sẽ gây ngộ độc, ăn nhiều sẽ gây tử vong. Ngoài ra, aflatoxin có độc tính mạnh đối với gan và là một yếu tố nguy cơ quan trọng của ung thư gan. Do đó, không được ăn đậu phộng bị mốc, bơ đậu phộng kém chất lượng, nó tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc aflatoxin cao.

2. Ăn quá nhiều đậu phộng

Mặc dù đậu phộng có thể cung cấp nhiều protein cho cơ thể, nhưng do loại protein này tương đối khó tiêu hóa nên nếu chúng ta ăn một lượng lớn đậu phộng sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Hơn nữa, hàm lượng dầu chứa trong đậu phộng cũng đặc biệt cao, đây là loại thực phẩm giàu calo, giàu chất béo. Ăn quá nhiều không chỉ khiến cơ thể tăng cân mà còn có tác động lớn hơn đối với một số bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp.

leftcenterrightdel
 

Ngay cả với người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều đậu phộng, mỗi ngày chỉ nên ăn một hoặc hai nắm mỗi ngày, tương đương với 280 calo.

3. Mắc bệnh vẫn ăn đậu phộng

Không phải ai cũng thích hợp ăn đậu phộng, chẳng hạn như bị bệnh gút thì không nên ăn đậu phộng. Đây là thực phẩm chứa nhiều purin, một khi ăn đậu phộng trong giai đoạn gút tấn công sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh mỡ máu không nên ăn đậu phộng. Hàm lượng dầu trong món này tương đối cao, một khi tiêu thụ với số lượng lớn và trong thời gian dài sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên, khiến tốc độ máu chảy bất thường và làm trầm trọng thêm bệnh mỡ máu.

leftcenterrightdel
 

Người mắc một loạt bệnh về túi mật như viêm túi mật, sỏi mật thì không nên ăn đậu phộng. Sau khi mắc bệnh về túi mật, quá trình sản xuất mật sẽ không được trơn tru. Trong khi đó, thực phẩm này lại chứa nhiều chất béo và chất đạm, do đó cần có mật để tiêu hóa.

Bảo Nam