1. Bệnh gan biểu hiện thế nào?

Bệnh gan (tổn thươn gan) hầu như không có triệu chứng gì, chỉ có một vài người bệnh cảm thấy hơi mệt mỏi, suy nhược, thỉnh thoảng có cảm giác hơi đau tức nhẹ ở vùng dưới hông sườn bên phải…

Tổn thương gan thường âm thầm tiến triển và được phát hiện khi tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ và siêu âm tầm soát bệnh.

photo-1694703816723

Tế bào gan bị xơ hóa thì bệnh sẽ tiến triển sang thành xơ gan.

Khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới chức năng thần kinh và mạch máu như: Suy giảm trí nhớ, xơ vữa các thành mạch máu, suy giảm miễn dịch… cuối cùng khi tế bào gan bị xơ hóa thì bệnh sẽ tiến triển sang thành xơ gan. Chính vì vậy, chúng ta cần hết sức chú ý giữ gìn cho gan được khỏe mạnh.

Đông y có sử dụng lá vọng cách phòng ngừa và chữa bệnh gan từ lâu đời.

2. Đặc điểm và công dụng của lá vọng cách

Cây cách, còn gọi là vọng cách, cách núi, bọng cách, có tên khoa học là Premna corymbosa Rottl. ex Willd, là loại cây nhỡ, cao 5 - 7m. Cành non hình vuông, đôi khi có gai và lông mịn; cành già nhẵn, màu nâu đỏ, có rãnh và lỗ bì.

Lá mọc đối, hình trái xoan, dài 14 - 16cm, rộng 10 - 12cm, gốc tròn hay hơi hình tim, đầu tù hay có mũi nhọn ngắn, mặt trên nhẵn bóng, gân hằn rõ, mặt dưới nhạt có lông mịn trên các gân, mép nguyên hoặc khía răng ở phía đầu lá. Khi vò ra có mùi thơm như chanh.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù dài 10 - 18cm, có lông mịn, hoa màu trắng hay hơi xanh lục, đài có lông và tuyến, chia hai môi, tràng có lông ở mặt ngoài, nhị 4 hơi thò ra ngoài, bầu nhẵnQuả hạch, hình cầu hoặc hình trứng, màu đen.

photo-1694703817710

Lá vọng cách.

Vọng cách mọc hoang khắp nơi ở nước ta, lá và rễ được dùng làm thuốc. Lá vọng cách vị đắng, tính mát, thường dùng để chữa lỵ, tiểu tiện khó, tiêu hóa kém, phạm phòng, sốt, viêm gan, co thắt sau khi giao hợp. Nghiên cứu dược lý cho thấy, trong lá vọng cách có chứa isoxazol alcaloid, premnazol có tác dụng chống viêm và làm hạ men gan.

3. Bài thuốc từ lá vọng cách giúp bảo vệ gan

Bài 1: Lá vọng cách tươi 50g sắc uống.

Bài 2: Lá vọng cách khô 10g, cây cà gai leo 20g, sắc uống.

Bài 3: Lá vọng cách khô 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, sắc uống.

Bài 4: Lá vọng cách tươi 40g, nhân trần 15g, diệp hạ châu 20, cam thảo đất 12g, sắc uống.

Bài 5: Lá vọng cách khô 15g, nhân trần 12g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, actiso 12g, rơm nếp 12g, nghệ vàng 12g, cam thảo 6g, sắc uống.

Khi bị bệnh gan có thể dùng lá vọng cách để hỗ trợ trị liệu. Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ rồi mới sử dụng.

Theo suckhoedoisong.vn