leftcenterrightdel
 

Quả la hán còn được gọi là giải khổ qua, quả mộc miết, … tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, thuộc họ Bầu Bí. Quả la hán có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc và Thái Lan. Trước đây là loại cây mọc hoang nhưng hiện tại đã được chứng minh có nhiều giá trị đối với sức khoẻ nên được trồng trọt rộng rãi.

1. Giá trị dinh dưỡng của quả la hán

Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 quả la hán (0,8g) cung cấp:

- Calo: 0

- Chất béo: 0g

- Natri: 0g

- Carbohydrate: 0,8g

- Chất xơ: 0g

- Đường: 0g

- Chất đạm: 0g

- Carbs

- Vitamin C

Ngoài ra, trong la hán quả có chứa hợp chất gọi là mogroside, một hợp chất có thể giúp duy trì quá trình chuyển hóa đường trong máu.

leftcenterrightdel
Quả la hán có chứa mogroside - hợp chất có thể giúp duy trì quá trình chuyển hóa đường trong máu (Ảnh: Internet) 

2. Tác dụng của quả la hán đối với sức khoẻ

Theo Đông Y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không chứa độc. Công dụng: Thanh nhiệt, giảm sốt, long đờm, chữa ho, dịu cổ họng, giải độc, nhuận trường, giải khát, …

Theo y học hiện đại, quả la hán được nghiên cứu và nhận thấy nhiều lợi ích tiềm năng đối với sức khoẻ.

2.1. Tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Quả la hán có vị ngọt từ các hợp chất tự nhiên được gọi là mogroside, chất này thường an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường vì nó không làm tăng lượng đường trong máu.

Hơn nữa, các nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng chiết xuất từ quả la hán có đặc tính hạ đường huyết và insulin. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu trên người để đi đến kết luận chính xác.

2.2. Giúp giảm cân

Quả la hán không có calo và chất béo, vị ngọt của loại quả này cũng là chất ngọt lành mạnh. Vì vậy đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đang trong quá trình giữ và giảm cân.

leftcenterrightdel
Quả la hán không có calo và chất béo nên phù hợp đối với những người đang trong quá trình giảm cân (Ảnh: Internet) 

2.3. Có đặc tính chống viêm

Theo một nghiên cứu năm 2011 (1), quả la hán được sử dụng trong Đông y trong nhiều thế kỷ để pha chế đồ uống nóng giúp giảm đau họng và giảm đờm. Hợp chất mogrosides có trong la hán quả được cho là có khả năng chống viêm, chống oxy hoá và có thể giúp ngăn ngừa ung thư và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.

2.4. Có đặc tính chống ung thư

Một nghiên cứu năm 2016 (2) phát hiện ra rằng chiết xuất từ quả la hán có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư vòm họng. Các tác giả cho rằng loại quả này như một chất bổ sung trong chế độ ăn uống có thể có những lợi ích ngoài các loại thuốc tiêu chuẩn.

Tác dụng chống oxy hóa của hợp chất mogroside cũng làm giảm tổn thương DNA do các gốc tự do - yếu tố mà các nhà khoa học cho là có liên quan đến sự phát triển ung thư.

Tuy nhiên, nghiên cứu về tác dụng của quả la hán trong phòng chống ung thư vẫn còn nhiều hạn chế.

2.5. Có thể chống nhiễm trùng

Các nghiên cứu cho thấy rằng quả la hán có thể có đặc tính kháng sinh. Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng quả la hán có thể chống lại nấm candida - Loại nấm này có thể gây ra bệnh tưa miệng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hệ tiêu hóa.

leftcenterrightdel
 Quả la hán được cho rằng có đặc tính chống nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

2.6. Tốt cho sức khoẻ đường ruột

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy hợp chất mogrosides trong quả la hán có thể hoạt động như prebiotic hoặc các hợp chất thúc đẩy sự phát triển và hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

3. Cách sử dụng quả la hán

La hán được sử dụng theo nhiều cách và phụ thuộc vào mục đích sử dụng. La hán quả có thể dùng dưới dạng hãm nước sôi, pha trà giải nhiệt, hấp chín để uống, dạng thuốc sắc, …

Ngoài ra, la hán được sử dụng trong một số bài thuốc Đông Y như:

Giảm tình trạng đau họng, khàn tiếng: Sử dụng 1 quả la hán thái thành từng lát mỏng, sắc nước uống trong ngày.

Chữa ho, có đờm: Dùng 20g quả la hán, 12g tang bạch bì. Đem 2 vị sắc thành nước, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị táo bón, nhuận tràng: Đem la hán quả sắc thành nước, sau đó cho thêm chút mật ong, dùng trong ngày.

Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng bài thuốc từ quả la hán, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Lưu ý, mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng 9 đến 15g quả khô/ngày, tối đa có thể dùng tới 30g.

leftcenterrightdel
 Cách chế biến quả la hán đơn giản nhất là nấu thành nước và uống trong ngày (Ảnh: Internet)

4. Quả la hán có lành tính không?

Mặc dù các nghiên cứu trên người về tác động sức khỏe của quả la hán còn hạn chế, nhưng loại quả này hầu như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ bất lợi hoặc rủi ro sức khỏe nào.

Dị ứng với quả la hán cũng hiếm gặp. La hán thuộc họ Cucurbitaceae (còn được gọi là họ bầu), bao gồm bí ngô, bí, dưa chuột và dưa hấu. Nguy cơ dị ứng với quả la hán sẽ cao hơn nếu bạn bị dị ứng với các loại bầu khác.

Vân Anh/Nguồn: Tổng hợp