Thành phần dinh dưỡng

Táo có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, đặc biệt là các loại vi chất, sinh tố và acid hoa quả. Trong một quả táo có chừng 30mg ketone, 15% là các chất hydro cacbon và chất keo táo, các loại vitamin A, C và E. Ngoài ra, kali và các chất chống oxy hóa cũng rất phong phú. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn mức trung bình trong các loại hoa quả, giúp trung hòa lượng muối dư thừa trong cơ thể.


Acid trong táo có tác dụng ngăn ngừa béo phì nửa thân dưới. Chất xơ trong táo có tác dụng chống táo bón.

Chất keo táo có tác dụng thải loại các chất chì, thủy ngân, man-gan tồn đọng trong đường ruột, điều hòa lượng đồng trong máu, ngăn ngừa hiện tượng tỷ lệ đường huyết tăng vọt hoặc giảm mạnh đột ngột. Với lượng iod nhiều gấp 8 lần trong chuối tiêu và gấp 13 lần trong quýt, táo có thể chống bệnh bướu cổ.

Các thí nghiệm đã cho thấy, người bị bệnh đái tháo đường ăn táo chua sẽ có tác dụng giảm thấp triệu chứng bệnh, người bị bệnh tim mạch và bệnh béo phì thì nên ăn táo ngọt, để trị chứng táo bón có thể ăn táo nấu chín. Ăn táo trước khi đi ngủ sẽ làm cho khoang miệng sạch sẽ, cải thiện công năng thận. Nước ép táo tươi có thể trị ho và khản tiếng.

Táo tươi xay nhỏ nấu chín là món ăn tốt trị chứng khó tiêu cho trẻ em và người cao tuổi. Mỗi ngày ăn một quả táo cả vỏ thì rất có ích trong việc chống các chứng viêm khớp và thiếu máu. Trẻ em hay ăn táo có thể tăng cường trí lực, vì táo được người Trung Quốc mệnh danh là “quả trí nhớ”.

Nếu ăn một quả táo bằng cách nhai kỹ nuốt chậm trong 15 phút thì không chỉ có lợi cho tiêu hóa, mà còn có thể diệt được tới 99% các vi sinh vật có hại trong miệng, thực quản và dạ dày.

Trị bệnh bằng táo

Người ta đã đúc kết một số cách dùng táo để chữa trị các chứng bệnh khác nhau như:

Thiếu máu: ăn táo tươi hàng ngày.

Táo bón: ăn táo tươi xay nhỏ nấu chín.

Viêm ruột kết cấp tính: ăn táo tươi mài thành sợi nhỏ.

Đái tháo đường: ăn nhiều táo chua hàng ngày.

Bệnh tim mạch: ăn nhiều táo ngọt hàng ngày.

Bệnh béo phì giai đoạn đầu: mỗi tuần dành một ngày ăn táo, ăn 1,5kg táo chia làm 6 lần trong ngày.

Bướu cổ: thường xuyên ăn táo.

Bỏng: đắp miếng táo tươi vào vết bỏng nhỏ.

Tiêu chảy nhẹ: táo gọt vỏ, bỏ hạt, xay nhỏ nấu chín. Ngày ăn 4 lần, mỗi lần 100g. Trẻ dưới 1 tuổi thì uống nước táo ép, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần nửa thìa canh.

Buồn nôn khi mang thai: 60g vỏ táo tươi, 30g gạo rang vàng, nấu làm trà uống hàng ngày.

Trẻ ăn không tiêu: một quả táo gọt vỏ cắt lát mỏng, cho vào bát đậy nắp, cho vào nồi hấp cách thủy, nghiền nát cho trẻ ăn.

Huyết áp cao: mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần 250g táo tươi.

Theo Sức khỏe & Đời sống