leftcenterrightdel
  Nấm hương có giá trị dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe (Ảnh: ST)

Giá trị dinh dưỡng trong 15g nấm hương khô chứa:

- 44 calo

- 11 gam tinh bột

- 2 gam chất xơ

- 1 gam chất đạm

- 11% DV Riboflavin

- 11% DV Niacin

- 39% DV đồng

- 33% DV vitamin B5

- 10% DV Selen

- 9% DV Mangan

- 8% DV Kẽm

- 7% DV vitamin B6

- 6% DV Folate

- 6% DV vitamin D.

Ngoài ra nấm hương cũng chứa nhiều axit amin giống như thịt. Cùng với đó là hàm lượng polysacarit, terpenoid, sterol và lipid có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol máu và chống ung thư. Hàm lượng hoạt tính sinh học trong nấm hương sẽ phụ thuộc vào cách thức cũng như địa điểm được trồng, bảo quản và chế biến.

leftcenterrightdel

1. Công dụng của nấm hương đối với sức khỏe

Theo Healthline, dưới đây là một số công dụng của nấm hương và các lưu ý khi chế biến:

1.1. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Nấm hương chứa eritadenine, một hợp chất được biết là làm giảm mức cholesterol trong máu. Chúng cũng chứa sterol và beta-glucans giúp giảm viêm và giúp ngăn ruột hấp thụ cholesterol.

Một nghiên cứu trên chuột bị huyết áp cao cho thấy bột nấm hương giúp ngăn ngừa sự gia tăng huyết áp ở những con chuột này đồng thời ít xuất hiện chất béo tại gan cũng như ít mảng bám trên thành động mạch hơn so với chuột không ăn bất kì loại nấm nào.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Nấm hương giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ hợp chất polysacarit như lentinans và các beta-glucans khác giúp đảo ngược một số suy giảm miễn dịch có liên quan tới tuổi tác.

Ngoài ra, hợp chất này cũng bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây hại và tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu giúp chống lại vi khuẩn xâm nhập nhờ đặc tính chống viêm hiệu quả.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người ăn 2 cây nấm hương khô mỗi ngày cho thấy dấu hiệu miễn dịch được cải thiện và mức độ viêm cơ thể giảm xuống sau một tháng so với người không ăn nấm.

1.3. Chứa các hợp chất có khả năng chống lại ung thư

Polysacarit trong nấm hương cũng có tiềm năng trong ngăn ngừa ung thư. Chẳng hạn như lentinan giúp chống lại các khối u bằng cách kích hoạt miễn dịch và ức chế sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư bạch cầu.

leftcenterrightdel
 Polysacarit trong nấm hương cũng có tiềm năng trong ngăn ngừa ung thư (Ảnh: ST)

Thành phần lentinan của nấm hương từng được Bộ y tế Nhật Bản phê duyệt như một phương pháp điều trị hóa trị bổ sung cho bệnh ung thư dạ dày tiến triển để cải thiện chức năng miễn dịch và chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận về mức độ của chiết xuất này là bao nhiêu.

1.4. Các tác dụng tiềm ẩn của nấm hương đối với sức khỏe khác

- Kháng khuẩn và kháng virus

Một số hợp chất trong nấm hương khi được phân tách cô lập trong ống nghiệm có tác dụng kháng vi khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Nên tính tới hiện tại, việc ăn nấm hương chưa có bất kỳ kết luận nào về tác dụng đối với nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hay nhiễm nấm ở người.

- Giúp xương chắc khỏe

Nấm hương là nguồn thực vật cung cấp vitamin D tự nhiên giúp xương chắc khỏe. Đây được coi như một công dụng tiềm ẩn của loại nấm này. Nghiên cứu trên những con chuột được cho chế độ ăn giàu canxi và vitamin D từ nấm hương có mật độ xương cao hơn nhóm chuột không được bổ sung gì vào chế độ ăn.

Mặc dù vậy thì nấm hương cung cấp vitamin D2 - là loại vitamin kém hơn so với vitamin D3 được tìm thấy trong cá béo và một số thực phẩm nguồn gốc động vật khác.

- Chống mệt mỏi

Chất dinh dưỡng đa dạng của nấm hương có thể góp phần tăng mức năng lượng của cơ thể giống như cách mà bạn tiêu thụ protein từ động vật.Từ đó giúp bạn đỡ mệt mỏi và cải thiện hoạt động trí não nhờ hàm lượng vitamin B hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho tế bào sử dụng.

leftcenterrightdel
 Có nhiều món ăn ngon được chế biến từ nấm hương (Ảnh: Internet)

- Cải thiện tiêu hóa

Là thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung nấm hương vào chế độ ăn cũng giúp cải thiện tiêu hóa và giúp bạn thấy no lâu hơn nếu đang muốn giảm cân. Điều này khá có ích với phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh với nguy cơ tăng cân, kháng insulin và tăng cholesterol. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thì chất xơ lại có thể khiến bạn bị đầy bụng và khó tiêu.

2. Tác dụng phụ có thể gặp

Hầu như không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào có thể gặp khi ăn nấm hương. Tuy vậy thì một số người có thể bị dị ứng với nấm hương gây ra các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn, khó thở và suy hô hấp.

Mặc dù an toàn để ăn cả với phụ nữ mang thai và cho con bú hay đang điều trị bằng thuốc nhưng tuyệt đối không ăn nấm hương còn sống vì chúng có thể chứa vi khuẩn có hại là coprine - loại chất này ức chế một loại enzyme (alcohol dehydrogenase) chuyển hóa rượu và có thể gây ra phản ứng giống như disulfiram (thuốc điều trị chứng nghiện rượu) sau khi ăn nấm sống.

Ngoài ra, do chứa purin nên nấm hương không thích hợp với người đang bị bệnh gout hay bệnh thận. Nếu muốn ăn, bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ - và, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Chiết xuất nấm hương ở dạng bột nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ khác bao gồm đau dạ dày và nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

leftcenterrightdel
Hầu như không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào có thể gặp khi ăn nấm hương (Ảnh: ST) 

3. Một số món ăn ngon từ nấm hương

Nấm hương tươi và khô đều có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là gợi ý một vài món ngon từ nấm hương mà bạn có thể tham khảo:

- Gà xào nấm hương

- Mực xào nấm hương

- Chả cua nấm hương

- Chân giò hầm nấm hương

- Risotto nấm hương

- Canh gà nấu nấm hương

- Gà cuộn nấm hương

- Nấm hương nhồi thịt băm

- Nấm hương nhồi thịt băm hấp

- Nấm hương nhồi thịt băm chiên xù

- Canh nấm hương

- Canh nấm hương nhồi giò sống

- Canh nấm hương nhồi tôm

- Canh cải thảo cuộn thịt gà nấm hương

- Tôm xào nấm hương

- Bắp cải cuộn sốt nấm hương

- Cháo cá chép nấm hương

- Thịt bò xào nấm hương

- Cháo bề bề táo đỏ nấm hương

- Thịt băm hấp nấm hương

- Cháo gà nấm hương

- Thịt băm xào nấm hương,...

Lưu ý khi chế biến nấm hương không nên:

- Cho quá nhiều dầu mỡ để xào nấm do nấm dễ hút chất lỏng và nước vì nấm hương dễ hút mỡ tăng áp lực cho dạ dày và gây đầy bụng, khó tiêu

leftcenterrightdel
Nấm hương hút chất lỏng và dầu mỡ nên cần nấu nhiệt cao, hạn chế dầu (Ảnh: ST) 

- Bỏ nước ngâm nấm hương bởi nước ngâm nấm chứa dịch tiết từ nấm, bạn nên gạn bỏ cặn và sử dụng nước ngâm để nấu canh hoặc hầm xương,...

- Nấu với nhiệt độ thấp do nhiệt độ thấp khiến nấm sinh ra nhiều nước hơn làm cho món ăn bị mất mùi vị, kém ngon hơn.

Cuối cùng, khi chọn nấm hương, cần chọn nấm hương có mùi thơm ngon, còn tươi, không bị nhớt hay mọc mốc bởi nấm không vệ sinh có thể gây ngộ độc thực phẩm và các vấn đề sức khỏe khác.

Châu Anh/Nguồn: Healthline