Không có chế độ ăn uống cụ thể để điều trị trầm cảm, nhưng ăn nhiều hơn một số loại thực phẩm có thể giúp một số người kiểm soát các triệu chứng.
Nhiều chất dinh dưỡng có sẵn nhưng người bệnh trầm cảm nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào, vì đôi khi chúng có thể tương tác với các loại thuốc đang điều trị trầm cảm.
1. Mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và trầm cảm
Một yếu tố có thể góp phần gây ra trầm cảm là thói quen ăn kiêng, thói quen này sẽ quyết định chất dinh dưỡng mà họ tiêu thụ.
Trầm cảm có thể làm tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn, và trạng thái tiêu cực kích thích sở thích ăn thực phẩm nhiều đường, chất béo và muối. Cơ thể thèm ăn những thực phẩm này trong những lúc căng thẳng hoặc đau buồn.
Tuy nhiên, việc thường xuyên thưởng thức những thực phẩm ít dinh dưỡng này có thể dẫn đến lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho não thấp hơn mức khuyến nghị, chẳng hạn như vitamin B, kẽm, folate và magiê. Cơ thể cần những chất dinh dưỡng đó ở mức tối ưu để giúp tạo ra các chất hóa học trong não có thể khiến cảm thấy tốt hơn và bớt trầm cảm hơn.
Cải thiện chế độ ăn uống ưu tiên thực phẩm tươi, nguyên chất có nhiều chất dinh dưỡng, và hạn chế thực phẩm tinh chế đã qua chế biến, đồ ngọt, đồ chiên, đồ ăn vặt...
2. Một số dinh dưỡng hỗ trợ tốt cho người bệnh trầm cảm
Selen
Tăng lượng selen có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng, điều này có thể giúp kiểm soát chứng trầm cảm dễ dàng hơn. Selenium có trong nhiều loại thực phẩm như các loại ngũ cốc, quả hạch, hải sản, thịt nội tạng như gan…
Vitamin D
Vitamin D có thể giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Mọi người nhận được vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng các nguồn thực phẩm cũng rất quan trọng.
Thực phẩm có thể cung cấp vitamin D bao gồm các loại cá có dầu, sữa tăng cường, gan bò, trứng…
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có thể giúp điều trị chứng rối loạn trầm cảm. Ăn axit béo omega-3 có thể làm giảm nguy cơ rối loạn tâm trạng và các bệnh về não bằng cách tăng cường chức năng não và bảo tồn vỏ myelin bảo vệ các tế bào thần kinh.
Các nguồn axit béo omega-3 tốt bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, hạt lanh, dầu hạt lanh và hạt chia, quả óc chó.
Chất chống oxy hóa
Quả việt quất là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt.
Vitamin A (beta carotene), C và E có chứa các chất được gọi là chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do, stress oxy hóa có thể phát triển. Một số vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Các loại vitamin cung cấp chất chống oxy hóa có thể làm giảm các triệu chứng lo âu ở những người mắc chứng rối loạn lo âu.
Thực phẩm tươi, có nguồn gốc thực vật như quả việt quất là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt. Một chế độ ăn giàu trái cây và rau quả tươi, đậu nành và các sản phẩm thực vật khác có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm liên quan đến căng thẳng.
Vitamin B
Vitamin B-12 và B-9 (folate hoặc axit folic) giúp bảo vệ và duy trì hệ thần kinh, bao gồm cả não. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ và các triệu chứng rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm.
Nguồn vitamin B-12 bao gồm: trứng, thịt gia cầm, cá, hàu, sữa, ngũ cốc tăng cường…
Thực phẩm có chứa folate bao gồm rau lá sẫm màu như rau chân vịt, rau diếp, rau cải, cải xoong, quả hạch, đậu lăng, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, thịt và gia cầm, hải sản, trứng…
Kẽm
Kẽm giúp cơ thể cảm nhận mùi vị, nhưng nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể ảnh hưởng đến chứng trầm cảm. Nồng độ kẽm có thể thấp hơn ở những người bị trầm cảm và việc bổ sung kẽm có thể giúp thuốc chống trầm cảm hoạt động hiệu quả hơn.
Kẽm có mặt trong các loại ngũ cốc, hàu, thịt bò, thịt gà và thịt lợn, đậu, các loại hạt và hạt bí ngô…
Chất đạm
Protein giúp cơ thể phát triển nhưng cũng có thể giúp những người bị trầm cảm. Cơ thể sử dụng một loại protein gọi là tryptophan để tạo ra serotonin, hormone "cảm thấy dễ chịu". Tryptophan có trong cá ngừ, đậu xanh.
Serotonin dường như đóng một vai trò trong trầm cảm và thực phẩm có thể làm tăng mức serotonin có thể có lợi.
Men vi sinh
Probiotic đã trở nên ngày càng phổ biến, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, kefir, kim chi có thể làm tăng mức độ vi khuẩn có lợi trong ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh có thể làm giảm các triệu chứng và nguy cơ trầm cảm.
Các vi sinh vật sống trong ruột, bao gồm cả men vi sinh, đóng một vai trò quan trọng trong bằng cách sản xuất và thể hiện các chất dẫn truyền thần kinh có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, tâm trạng hoặc thói quen ngủ, giảm viêm trong cơ thể, có thể góp phần gây trầm cảm, ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
Chế độ ăn uống có thể đóng một vai trò trong điều trị trầm cảm. Tuân thủ chế độ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và cung cấp nhiều thực phẩm tươi, có nguồn gốc thực vật và chất béo có lợi cho sức khỏe có thể giúp cải thiện các triệu chứng.
Theo suckhoedoisong.vn