Cây vối là một loại cây thân gỗ, sinh trưởng ở vùng nhiệt đới. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim.

Lá vối có hình trái xoan ngược, thót nhọn ở gốc, có mũi ngắn nhỏ ở chóp lá. Hai mặt lá màu xanh nhạt, có đốm nâu (xuất hiện ở lá giữa), phiến dày cứng.

1. Tác dụng của lá vối với sức khỏe

Theo Đông y, lá có vị đắng nhẹ, hơi chát, tính hàn, quy kinh phế, can, bàng quang; có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm đau, tiêu viêm, điều hòa chức năng phổi, gan, bàng quang.

Không chỉ là thức uống giải khát, thanh nhiệt, mát gan mà nước vối còn cung cấp một lượng nước, khoáng chất hàng ngày, có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ các độc tố trong cơ thể; cải thiện tình trạng tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, chống lại vi khuẩn gây hại trong đường ruột; hỗ trợ điều trị đái tháo đường do lá vối chứa polyphenol, hoạt chất có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Duy trì thường xuyên một lượng nước vối phù hợp sẽ giúp hỗ trợ hạ mỡ máu, bảo vệ tế bào B tuyến tụy, hỗ trợ tim mạch...

photo-1686560692165
Lá vối có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết dùng đúng cách.

2. Lưu ý khi sử dụng nước lá vối

- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.

- Sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.

- Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không uống nhiều nước vối một lúc.

- Không uống sau ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

 Không dùng cho người có thể trạng gầy yếu suy nhược.

- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.

- Chọn lá vối có chất lượng tốt, sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu, có chứa thành phần chất bảo quản có hại cho cơ thể.

- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

photo-1686560693115
Nước vối không nên uống nhiều trong một lúc hoặc không uống khi bụng đói.

3. Tác dụng của lá vối trong việc hỗ trợ sinh lý nam giới

Uống nước lá vối không hại thận, không gây yếu sinh lý. Ngược lại, nếu uống nước lá vối đúng liều lượng, đúng chỉ định giúp nam giới:

  • Hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu, cân bằng đường huyết, giúp duy trì ổn định quá trình sản sinh testosterol, hormone quan trọng đối với số lượng, chất lượng tinh trùng; đồng thời giúp lượng máu lưu thông tới dương vật tốt hơn, giúp sự cương cứng tốt hơn.
  • Nước vối chứa chất chống oxy hóa, tinh dầu có khả năng kháng khuẩn giúp giảm viêm nhiễm tại cơ quan sinh dục, bảo vệ chất lượng tinh trùng.
  • Lá vối còn giúp điều hòa chức năng gan, phổi, bàng quang, giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.

Do vậy, uống nước vối đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng (liều 15-20g/ ngày, chia nhiều lần uống), không gây yếu sinh lý mà ngược lại còn hỗ trợ khả năng sinh lý cho đàn ông.

Theo suckhoedoisong.vn