Australia: Sau 12 giờ trưa ngày Chủ nhật, người mặc quần hồng sẽ bị cấm ở những khu vực công cộng. Bên cạnh đó, chỉ có thợ điện mới được thay bóng đèn. Nếu bạn tự ý thay sẽ bị phạt.


Anh: Cấm việc làm sạch thảm ngoài phố. Nếu có làm trong chớp nhoáng, thì cũng nên thực hiện xong trước 8 giờ sáng. Cấm đưa thú cưng ra đường từ 7h sáng - 10h đêm, trừ trường hợp có lệnh của cảnh sát. Chính phủ nước này cũng cấm hôn nhau ở ga tàu bởi nó có thể gây chậm trễ cho người đi làm.


Italy: Tại quảng trường St. Mark (San Marco, Venice), từ năm 2008. Chính phủ đã cấm nuôi chim bồ câu do chúng có thể phá hoại các di tích lịch sử và có thể mang theo nhiều bệnh tật. Trong một thị trấn gần Venice, bạn không được phép xây dựng cồn cát trên bãi biển vì người ta không thể đi dạo dọc theo bờ. Ở Eboli, những người yêu nhau bị cấm hôn nhau trong xe hơi. Trên đảo Capri, đi giày đế gỗ bị cấm. 


Singapore: Khi đến đảo quốc sư tử, bạn nên cẩn trọng với việc ăn kẹo cao su vì hành vi nhả bã kẹo ra đường phố sẽ bị phạt. Luật này được ban hành từ năm 1992. Mọi người tin rằng kẹo cao su có thể làm hại sức khỏe con người và môi trường


Canada: Theo luật của Canada, 35% nội dung trên đài phát thanh phải có nguồn gốc từ Canada trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng - 6 giờ tối, từ thứ Hai tới thứ Sáu hằng tuần.


Nhật Bản: Năm 2008, quốc gia này quyết định thi hành quy định về số đo vòng eo. Theo đó, ở độ tuổi 40 - 70, không được quá 83cm với nam giới và 90cm với nữ. Đây là cách để người Nhật chống lại béo phì và bệnh tật. Từ năm 2015, những ai không thực hiện được quy định này sẽ bị phạt tiền.


Ấn Độ: Tiếp tục chủ đề béo phì, năm 2016, “thuế béo phì” được ban hành ở Kerala, Ấn Độ. Theo đó, khi sử dụng các món ăn dễ gây tăng cân như hamburger, pizza, donut... người dân phải đóng thêm 14,5% thuế

Theo Thế giới và Việt Nam