Các cặp vợ chồng mới cưới có thể nghĩ rằng lập kế hoạch tài chính là một điều dễ dàng. Nhưng sự thật đã chứng minh một điều rằng nó sẽ ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là khi bạn có con. Bạn cần nhiều tiền hơn cho trường học, phương tiện đi lại, nhà cửa, v.v... Và đó gọi là lập kế hoạch tài chính.
Vấn đề cốt lõi khi lập kế hoạch tài chính sau kết hôn không nằm ở điểm khác biệt giữa thu nhập của vợ chồng. Mà điều quan trọng bạn cần lưu tâm chính là thói quen sai lầm trong việc quản lý tiền bạc. Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể làm để tránh các vấn đề về tài chính.
1. Nói về kế hoạch tài chính của mình cho người bạn đời
Hình minh họa.
Đầu tiên, bạn hãy cùng người bạn đời của mình ngồi xuống và nói về những kế hoạch trong tương lai.Bạn có những dự định cá nhân nào, và bạn muốn lên kế hoạch gì cho gia đình nhỏ để chuẩn bị cho một mái ấm vững chắc. Rạch ròi về tài chính cá nhân và gia đình là chìa khóa để giữ hạnh phúc, vì vậy hãy chia sẻ về những suy nghĩ và định hướng của bản thân mình để cùng bạn đời lập kế hoạch tài chính cá nhân, tài chính cho gia đình.
2. Thảo luận về chi phí tiêu dùng trong gia đình
Các chi phí của một gia đình nhỏ sẽ khác hơn rất nhiều so với một người độc thân. Vì vậy, hãy cùng nhau liệt kê ra những khoản thu chi cần thiết trong gia đình, và cân nhắc xem ai sẽ là người thanh toán khoản chi nào trong tương lai. Bên cạnh đó, đừng quên thảo luận với người bạn đời về ngân sách gia đình, chẳng hạn như phân chia các khoản chi về nhu cầu, tiết kiệm, dự phòng,…Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị cho cuộc sống tương lai, chẳng hạn như khi bắt đầu có con hay chuẩn bị cho quỹ học vấn của con cái sau này chẳng hạn.
3. Tính toán ngân sách
Hãy tính toán các khoản chi của gia đình một cách hợp lý để cùng bạn đời xây dựng mái ấm trọn vẹn. Nếu khi bạn còn độc thân, bạn có thể sống và chi tiêu một cách thoải mái thì khi đã có gia đình hãy suy nghĩ đến việc liệu các khoản chi đó có thật sự cần thiết hay không. Việc xây dựng một gia đình trẻ là không hề đơn giản, vì vậy hãy tính toán một cách kỹ lưỡng để phân chia ngân sách cho từng mục đích, từng giai đoạn.
Hãy tiết kiệm hơn khi đã lập gia đình để có một cuộc sống tốt hơn cho tương lai. Nếu bạn đang băn khoăn về cách lập kế hoạch tài chính cá nhân và gia đình thì đừng ngần ngại tìm một tư vấn tài chính phù hơp.
4. Phân bổ quỹ dự phòng
Hình minh họa.
Chúng ta sẽ không thể lường trước được những rủi ro không mong đợi trong tương lai, và nếu bạn không có ngân sách để giải quyết những vấn đề này, có thể bạn sẽ gặp phải một vài khó khăn nhất định. Hãy phân chia ngân sách hợp lý và đừng quên chuẩn bị cho bản thân và gia đình một quỹ dự phòng để đảm bảo cuộc sống trong tương lai.
Bên cạnh đó, hãy cùng bạn đời sẵn sàng đón nhận những rủi ro không mong đợi bằng cách chuẩn bị cho mình và người thân một gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tiết kiệm phù hợp. Chủ động hơn cho tương lai chính là giải pháp hữu hiệu nhất để dự phòng rủi ro. Việc xây dựng quỹ dự phòng không chỉ là một trong những phương pháp quản trị tài chính cá nhân mà còn giúp ích cho gia đình nhỏ của bạn rất nhiều trong tương lai.
5. Chuẩn bị các kế hoạch đầu tư
Khi đã bắt tay vào tiết kiệm và dành dụm được kha khá sau một thời gian, hãy nghĩ ngay đến việc đầu tư sinh lời. Bạn nên trò chuyện với vợ hoặc chồng của mình để biết về ý định của họ trong việc sử dụng số tiền đó và đưa ra suy nghĩ cũng như kế hoạch của mình. Chẳng hạn như bạn muốn mua một mảnh đất để chờ lên giá, đầu tư chứng khoán, gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tiết kiệm hay chuẩn bị cho học vấn của con cái chẳng hạn.
Năm điều đó có thể trông đơn giản, nhưng nếu chúng ta có một sự kỷ luật tự giác khi thực hiện nó, chúng ta sẽ thấy kết quả rất tốt trong những năm tới. Với một nền tảng tốt, gia đình bạn sẽ có một cuộc sống giàu có.
K.T