leftcenterrightdel
 AI hiện vẫn chưa phải là mối lo cướp mất việc làm của con người - Ảnh: HRM Asia

Trí tuệ nhân tạo (AI) không thể hoạt động được nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ của con người. Cho đến thời điểm hiện tại, AI vẫn chỉ là một công cụ để người lao động sử dụng trong công việc chứ chưa thể trở thành mối lo cướp mất việc làm của họ.

Nhận định trên là nội dung chính của một bài báo khoa học vừa được các chuyên gia thuộc Trường Đại học Pennsylvania (Mỹ) công bố trên tạp chí The Wall Street Journal.

Theo đó, nhóm nghiên cứu gồm Wharton Valery Yakubovich, Peter Cappelli và Prasanna Tambe tin rằng, ít nhất thì điều đó sẽ không xảy ra mạnh mẽ như nhiều người lo lắng, chưa kể “AI rất có thể sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho con người, vì nó cần sự giám sát chuyên sâu của con người, thì mới tạo ra kết quả có thể sử dụng được”.

Mặc dù AI đang phát triển nhanh chóng, và về lý thuyết thì nó có thể làm được nhiều công việc mà con người đang phụ trách. Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn một chặng đường dài trước khi nó có thể hoạt động một cách tự động và hiệu quả.

Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT được cho là có khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu, thế nhưng vấn đề là chúng không thể phân tích chính xác nguồn dữ liệu này, cũng như dễ tạo ra thông tin sai lệch, được gọi là “ảo giác AI” (tiếng Anh: AI hallucination).

 Ảo giác AI xảy ra khi một mô hình AI cho ra kết quả sai lệch hoặc gây hiểu nhầm. Ví du: một hệ thống lái xe tự động nhầm bóng đổ với người đi đường rồi phanh gấp, hoặc một hệ thống AI chẩn đoán đưa ra kết quả sai lệch về tình trạng của bệnh nhân.
Ảo giác AI xảy ra khi một mô hình AI cho ra kết quả sai lệch hoặc gây hiểu nhầm. Ví du: một hệ thống lái xe tự động nhầm bóng đổ với người đi đường rồi phanh gấp, hoặc một hệ thống AI chẩn đoán đưa ra kết quả sai lệch về tình trạng của bệnh nhân.

Chưa kể, các doanh nghiệp thường không thích rủi ro trong quá trình vận hành của mình. Vì vậy, họ sẽ không vội vàng sa thải tất cả nhân viên để sử dụng giải pháp công nghệ chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều lỗi phải khắc phục cùng với nhiều rủi ro về pháp lý có thể phát sinh.

“Chẳng hạn như, với các hợp đồng làm ăn quan trọng, sẽ không ai dám giao cho AI soạn thảo và thông qua, nếu không có sự tham gia của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp” - Giáo sư Wharton Valery Yakubovich - trưởng nhóm nghiên cứu - phân tích.

Theo phụ nữ TPHCM