leftcenterrightdel
 Nhân viên đi sớm về khuya chưa chắc được xem là thế hiện tốt trong công việc. Ảnh minh họa: John Diez/Pexels.

Vào giai đoạn đầu sự nghiệp, không ít nhân viên được khuyên nên là người đầu tiên đến văn phòng và ra về cuối cùng. Brianna Doe, giám đốc marketing với 10 năm kinh nghiệm, cũng từng như thế.

Cô sẽ bắt đầu ngày làm việc của mình rất sớm và ở lại công ty đến tối muộn. Khi đó, cô tin rằng như vậy là cách thể hiện động lực và mong muốn thăng tiến trong công ty. Tuy nhiên, thói quen này của Doe cuối cùng lại phản tác dụng.

Nhìn lại sự nghiệp của mình, Doe thừa nhận rằng dù lời khuyên làm việc nhiều giờ nhằm thể hiện sự tận tụy, phương pháp này thường phải trả giá bằng thời gian cá nhân và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, theo CNBC MakeIt.

Rũ bỏ thói quen làm việc quá giờ

Brianna Doe đã trải qua tình trạng kiệt sức nghiêm trọng khi liên tục đi sớm về khuya. Cô hiện coi cách tiếp cận này là lỗi thời, đặc biệt trong văn hóa làm việc hiện đại nhấn mạnh vào việc thiết lập ranh giới và ưu tiên sức khỏe tâm lý.

Stacie Haller, một cố vấn nghề nghiệp với hơn 30 năm kinh nghiệm, đồng ý với quan điểm của Doe. Haller chỉ ra rằng những nhân viên ngày nay nhận thức được rằng việc có mặt tại văn phòng liên lục không nhất thiết đồng nghĩa với làm việc có năng suất hoặc hiệu quả.

leftcenterrightdel
 Nuôi dưỡng các mối quan hệ công việc có ý nghĩa cần được chú ý hơn trong xây dựng sự nghiệp. Ảnh minh họa:Thirdman/Pexels. 

Thay vì tập trung vào làm việc không kể ngày đêm, chúng ta có thể áp dụng nhiều cách hiệu quả hơn để chứng minh sự cống hiến cho công việc cũng như phát triển sự nghiệp.

Haller gợi ý nhân viên nên đầu tư thời gian vào việc xây dựng các mối quan hệ, tìm kiếm người cố vấn và hiểu cách cách làm việc của những đồng nghiệp thành công. Đặc biệt, những người lao động thuộc Gen Z được khuyến khích tập trung vào việc vun đắp những mối quan hệ này vì có thể mang lại nhiều lợi ích về lâu dài.

Kỳ vọng và chuẩn mực thực tế

Haller khuyên không nên chỉ đến sớm và ra về muộn như một cách để tỏ ra chăm chỉ, vì chuyện này thực chất không đủ để chúng ta thăng tiến trong công việc. Doe cho rằng hiệu suất làm việc ấn tượng và tinh thần chủ động của một nhân viên mới nên được coi trọng hơn là tan làm muộn.

leftcenterrightdel
Hiện nay, làm việc quá mức quy định không được quá coi trọng. Ảnh minh họa:Gustavo Fring/Pexels.  

Bên cạnh đó, Haller đồng ý rằng mọi người cần thiết phải tuân theo văn hóa làm việc đã được thống nhất trước đó như có mặt đúng giờ, tham dự đầy đủ các cuộc họp và tránh bào chữa cho hành vi trái quy định.

Doe cũng nhấn mạnh rằng các sếp nên xem xét lại kỳ vọng của mình, ưu tiên công việc thực tế và tham vọng của nhân viên hơn là thời gian họ dành tại bàn làm việc.

Theo lifestyle.znews