Công nương Miriam kết hôn với hoàng tử Kardam của Bulgari vào năm 1996. Tuy nhiên, cô từ chối đổi sang họ của chồng bởi muốn giữ sự nghiệp riêng. Cô nói với Insider: "Việc bỏ đi tên thời con gái giống như vứt bỏ nhiều năm làm việc".

Trước khi trở thành người hoàng gia, Miriam là nhà thiết kế và thẩm định đồ trang sức có uy tín. Cô đã ra mắt bộ sưu tập đầu tiên vào 1991 và thương hiệu đồ trang sức riêng, MdeU, vào 2014.

 

Công chúa Thái Lan Ubol Ratana từ bỏ tước vị vào năm 1972 để kết hôn với Peter Jensen, một người Mỹ mà bà gặp khi theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts. Bà định cư ở Mỹ với chồng cho đến khi họ ly hôn vào năm 1998, sau đó bà trở về Thái Lan và làm việc tại tòa án.

Năm ngoái, bà được đề cử làm ứng viên cho chức thủ tướng, phá vỡ truyền thống lâu đời của hoàng gia Thái Lan là đứng ngoài chính trường. Mặc dù bị loại, bà đã làm nên lịch sử với tư cách là thành viên đầu tiên của hoàng gia tranh cử vào chức vụ công.

 

Công chúa Anne quyết định không nhận các tước vị thừa kế trong hoàng gia. Chồng của bà - Mark Phillips - được Nữ hoàng đề nghị phong tước hầu nhưng ông từ chối và không tiết lộ lý do. Đồng thời, công chúa Anne cũng từ chối tước vị hoàng gia cho các con của mình, Zara và Peter.

 

Sayako Kuroda - con gái duy nhất của Nhật hoàng Akihito - để mất địa vị hoàng gia khi kết hôn với một thường dân. Sayako Kuroda chọn cuộc sống như một công dân bình thường. Cô học cách lái xe và bán hàng tạp hóa, chuyển đến căn hộ một phòng ngủ. Cô cũng là người phụ nữ hoàng gia Nhật Bản đầu tiên kết hôn ở tuổi 30.

 

Năm 2019, Công chúa M#rtha Louise của Na Uy thông báo trên trang Instagram của mình rằng sẽ không sử dụng danh hiệu nữa trừ khi tham gia các sự kiện chính thức của hoàng gia hoặc tham dự các buổi đính hôn. Quyết định được đưa ra sau khi Louise thu hút sự chú ý vì sử dụng danh hiệu trong các cuộc hội thảo mà cô tổ chức cùng bạn trai. Cô đã lập một tài khoản Instagram khác để phát triển sự nghiệp riêng.

 

Vua Felipe VI của Tây Ban Nha tước bỏ tước vị hoàng gia của em gái là công chúa Cristina, sau khi cô và chồng vướng vào một vụ bê bối gian lận thuế. Theo Al Jazeera, nhà vua đã gọi điện riêng cho nữ công tước xứ Palma de Mallorca thông báo rằng cô không còn thuộc chế độ quân chủ. Năm 2017, Công chúa Cristina được tuyên trắng án nhưng chồng cô bị kết tội và bị kết án 6 năm tù.

Theo ione.net