1. Nhớ lúc đang học những tháng cuối của lớp Mười hai, cả ba mẹ và Ly đều nhẹ nhõm với quyết định “không vào đại học bằng mọi giá” của Ly. Bởi gia đình biết sức học của Ly có giới hạn, chỉ loanh quanh ở mức trung bình, sức khỏe cũng có phần “khó nuôi”. Ly hay bệnh vặt, mỗi khi gặp áp lực thi cử là đau đầu, căng thẳng, thậm chí khóc lóc suy sụp. \2. “Vợ chồng tôi tính cho con trai vào trường nghề. Vừa nhanh đi làm, có thu nhập, vừa có thể phát triển sau này, tự mình mở cửa hàng, làm chủ. Nếu nó chịu luyện thêm ngoại ngữ, một cái bằng cấp gì đó về mạng xã hội nữa thì càng tuyệt” - anh Hải đã mạnh dạn nói thế lúc nghe tư vấn tuyển sinh và nắm được các mức học phí khá cao hiện nay. Nên tuy có hơi buồn vì gia đình có gốc học cao, cha mẹ đều là lao động trí thức, nhưng ba mẹ Ly vẫn ủng hộ phương án “tìm một hướng đi khác” của con gái.

leftcenterrightdel
Chọn lối vào đời chưa bao giờ là quyết định dễ dàng 
May thay, tuy không học giỏi, nhưng Ly sở hữu nhiều tài vặt. Em có năng khiếu về ngoại ngữ, có thể bắt chước các giọng nói cực kỳ giống, lại vẽ tay rất tốt. Ba mẹ Ly tin rằng, với những tư chất hữu ích ấy, cô con gái của họ có thể tìm được cho mình con đường phù hợp.

Anh còn chia sẻ thêm, rằng đừng nghĩ chỉ… người nghèo mới muốn con mình nắm chắc một cái nghề trong tay. Xã hội dần nhiều thầy hơn thợ, nên “thầy” mới phải lo cảnh thất nghiệp. Thời bây giờ, không gì bằng thông thạo một công việc cụ thể, rồi từ đó nghĩ cách mở rộng ra. Cũng có rất nhiều ngành, mảng mà hồi đó chúng ta xa lạ, nhưng bọn trẻ ngày nay giỏi lắm. Chỉ cần siêng năm, chăm chỉ, có chí cầu tiến là được rồi. Miễn sao con mình cảm thấy ưng ý là ổn, cao đẳng hay trung cấp, thậm chí là đi du học cũng chẳng sao. Mai này trưởng thành rồi, hiểu rõ bản thân cần bổ sung kiến thức gì, muốn học lên thêm nữa, vẫn được mà.

Hỏi rằng có ngại khi con trai mình không học đại học “như người ta”, anh Hải bật cười, tự tin cho biết, đấy cũng là nguyện vọng của cậu con trai.

Không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được như anh Hải, để có thể mạnh dạn cho con mình “khác biệt” với đại đa số bạn bè xung quanh.

3. “Nếu như được làm lại, tôi sẽ không chọn ngành đó. Tôi cũng không khuyên em mình học môn ấy, vì thực tế vừa mất thời gian, lại chuyên sâu về nghiên cứu. Ra trường khó tìm việc đúng chuyên môn, lại chẳng có kỹ năng gì cụ thể…” - một bạn nam vừa tốt nghiệp đại học năm rồi đã buồn rầu thổ lộ về con đường có phần sai lầm của mình. Bạn miệt mài mãi mới xong thời sinh viên, rồi thì đối mặt với thực tế, là mình thiếu các kiến thức bao quát lẫn thực hành, để có thể tìm một công việc phù hợp với bằng cấp đã được đào tạo. “Giờ đi làm văn phòng, lương bổng kiểu “thực tập”, chưa biết khi nào mới bù đắp được các khoản chi đã dùng trong hơn 4 năm ở giảng đường. Lẽ ra, tôi nên có tính cách khác, thực tế hơn”. Bạn ngậm ngùi kể trong lo âu và tiếc nuối.

Cha mẹ không nên áp đặt khi chọn trường chọn lớp cho con
Cha mẹ không nên áp đặt khi chọn trường chọn lớp cho con

 

4. Phải công nhận là ngày càng có nhiều lựa chọn hơn cho các bạn trẻ chuẩn bị rời ghế nhà trường. Điều quan trọng nhất, chính là đam mê, sở thích, sở trường của bản thân. Kế tới là năng lực học tập, khả năng thích ứng, điều kiện gia đình… Một cô gái bị say xe, lại chưa biết đi… xe đạp điện sẽ khó mà chạy xa xôi qua đầu bên kia thành phố để đi học hành mỗi ngày. Đôi khi vì chuyện nhỏ thế thôi, mà nếu không cân nhắc kỹ, rất dễ khiến bạn trẻ nản lòng, bỏ cuộc. Chọn cánh cổng nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tương lai và bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời, nên rất cần có sự tư vấn, góp ý của cha mẹ, người thân. Bạn trẻ cũng cần biết lắng nghe mong muốn của chính mình, chứ đừng chạy theo trào lưu hoặc bắt chước “bạn bè vào trường đấy ngành đấy nên em theo”.

Hơn nữa, đại học càng không phải cánh cửa duy nhất để vào đời, cũng không phải “cổng trường đại học xa tầm với” như trước đây. Mùa thi, mùa tốt nghiệp, người lớn chúng ta đừng nên để con cái quá áp lực “bằng mọi giá phải thế này thế khác” rồi dẫn tới các hệ lụy không hay.

Như một người mẹ đã chia sẻ, rằng chị để cho con mình được tự chọn cánh cửa tương lai, không quá kỳ vọng, ép uổng, cũng chẳng “bàn ra”, mà chỉ góp ý, định hướng. Bởi dẫu quan tâm và yêu thương đến đâu, ta cũng chẳng thể sống thay cuộc đời của chúng được.

Theo phụ nữ TPHCM