leftcenterrightdel
 

Nghiên cứu có sự tham gia của 122 người với các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng từ trung bình đến nặng. Họ được chia thành 3 nhóm. 2 trong số các nhóm thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức bao gồm lập kế hoạch cho các hoạt động xã hội hoặc đánh giá lại nhận thức. Nhóm thứ ba được hướng dẫn thực hiện 6 hành động tử tế trong tuần. Đó là “những hành động mang lại lợi ích cho người khác hoặc khiến người khác hạnh phúc”, như nướng bánh quy cho bạn bè, cho họ đi nhờ xe, nói lời khích lệ người khác. 

Kết quả cho thấy những người tham gia ở cả 3 nhóm đều có sự gia tăng về mức độ hài lòng trong cuộc sống, giảm các triệu chứng trầm cảm và lo lắng sau 10 tuần. Riêng nhóm hành động tử tế cho thấy sự cải thiện rõ nhất và giúp bệnh nhân cảm thấy gắn kết hơn với những người khác.

Giải thích cho điều này, báo cáo cho biết, việc giúp đỡ người khác làm bệnh nhân quên đi các triệu chứng trầm cảm và lo lắng của chính họ. Jennifer Cheavens - giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang Ohio - nói: “Thực hiện những điều tốt đẹp cho mọi người và tập trung vào nhu cầu của người khác thực sự có thể giúp những người bị trầm cảm và lo lắng cảm thấy tốt hơn về bản thân”.

Theo phụ nữ TPHCM