Tía tô không chỉ là rau gia vị ăn kèm mà còn là một vị thuốc rất tốt. Có thể phơi khô pha trà, có lợi cho sức khỏe. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ), cho biết: Trong Đông y, tía tô còn có tên gọi khác là tô diệp, tử tô, tô ngạnh. Tía tô có vị cay, tính ấm, là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi. Nước sắc từ lá tía tô có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.

Một số công dụng rõ ràng nhất của nước lá tía tô:

1. Chống viêm và khử trùng. Cho dù sức đề kháng và khả năng miễn dịch của chúng ta có tốt đến đâu thì cơ thể cũng có lúc không tránh khỏi bị vi khuẩn, virus xâm nhập.

Nước lá tía tô là một trong những thức uống có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế virus, loại bỏ hơn 10 loại vi khuẩn bao gồm E. coli và Proteus... Hơn nữa, thức uống này cũng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của một số loại nấm, có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn rất mạnh.

Đun nước tía tô mà bỏ thêm nguyên liệu này sẽ giúp trẻ hóa cơ thể, hồi phục sinh lực phụ nữ - Ảnh 1.

Nước lá tía tô là một trong những thức uống có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế virus. Dùng nước lá tía tô có thể thuyên giảm các triệu chứng khi bị cảm.

2. Trị cảm lạnh. Trên thực tế, nước tía tô còn có tác dụng chữa cảm. Khi bị cảm, xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, sốt... dùng nước lá tía tô có thể thuyên giảm các triệu chứng.

3. Giúp tiêu hóa tốt. Chứng khó tiêu có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống và hoạt động tiêu hóa. Uống nước lá tía tô có thể giảm triệu chứng khó tiêu, đồng thời thúc đẩy việc xử lý thức ăn tốt hơn.

4. Chống lão hóa. Uống nước lá tía tô sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp da đẹp hơn.

Đun nước lá tía tô mà bỏ thêm nguyên liệu này sẽ giúp hồi phục sinh lực, trẻ hóa cơ thể

1. Chanh: Kết hợp lá tía tô và chanh với nhau có tác dụng cải thiện vị giác. Đồng thời, chanh còn rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, kết hợp với lá tía tô sẽ giúp hỗ trợ tăng sinh collagen, trẻ hóa da.

2. Mật ong: Có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước lá tía tô để giúp giảm vị đắng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bổ sung năng lượng, dưỡng ẩm cổ họng.

2129313_a269b7220ac359c62dca86e3cc41c6a0.jpg

Có thể thêm một lượng mật ong thích hợp vào nước tía tô để giúp giảm vị đắng.

3. Gừng: Gừng cắt lát hoặc giã nhuyễn rồi thêm vào với nước lá tía tô có thể tạo vị cay, làm ấm cơ thể, giúp tăng cường tác dụng an thần.

4. Lá bạc hà: Được đun cùng với lá tía tô có thể tạo thêm mùi thơm sảng khoái. Bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt và làm dịu cơn khó chịu ở đường tiêu hóa.

5. Giấm táo: Sự kết hợp giữa giấm táo và tía tô tạo thành một thức uống giúp da khỏe, da sáng hơn. Sử dụng giấm táo có thể giúp cân bằng lại độ pH tự nhiên của da, cải thiện hàng rào bảo vệ da. Acid chlorogenic và acid rosmarinic của tía tô được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường. Trong khi đó, giấm táo lại là giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Những tác hại khi dùng nước lá tía tô sai cách

- Không lạm dụng nước lá tía tô vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước lá tía tô, chia nhỏ từng lần uống.

Đun nước tía tô mà bỏ thêm nguyên liệu này sẽ giúp trẻ hóa cơ thể, hồi phục sinh lực phụ nữ - Ảnh 3.

Không lạm dụng nước lá tía tô để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Phụ nữ mang thai không nên uống nước lá tía tô vì dùng thường xuyên và quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

- Người dị ứng với tía tô cẩn trọng khi tiêu thụ thực phẩm này để không để lại biến chứng nguy hiểm.

Bảo Nam