leftcenterrightdel
 Tứ mùa ăn gừng đều phòng được bệnh, tuy nhiên ăn gừng vào mùa hè là tốt nhất.

"Mùa đông ăn củ cải, mùa hạ ăn gừng"

Gừng là món quà quý mà thiên nhiên ban tặng chúng ta. Gừng không chỉ là loại gia vị quen mặt trong các món ăn, mà còn là nguyên liệu xuất hiện thường xuyên trong các bài thuốc của y học cổ truyền.

Các thầy thuốc của y học cổ truyền quan niệm: Tứ mùa ăn gừng đều phòng được bệnh, tuy nhiên ăn gừng vào mùa hè là tốt nhất. Bởi vậy mới có câu nói nổi tiếng: "Mùa đông ăn củ cải, mùa hạ ăn gừng sẽ không phiền thầy thuốc kê đơn”.

Ý nghĩa của câu nói này đã được bác sĩ Lý Vĩ (làm việc tại Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu, Trung Quốc) giải đáp như sau: Vào mùa hè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài nhiều do nóng nực, bên trong lại thiếu hụt. Do đó, cần phải bổ sung những thực phẩm tính ấm như gừng để cân bằng âm dương. 

Bên cạnh đó, gừng có thể giảm tình trạng lạnh bụng, tránh đầy bụng, ngừa cảm lạnh do việc dùng điều hòa và uống nước lạnh quá nhiều.

Do đó, có thể thấy gừng dùng vào mùa hè rất tốt. Gừng có thể sử dụng làm nguyên liệu cho món gà hầm, gà rang, mứt gừng, bò kho gừng, nước sấu ngâm gừng... Bên cạnh đó, gừng có thể được sử dụng trong các bài thuốc ngừa cảm lạnh, trị trúng gió... dưới đây.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà có đến 70% các đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.

Trong y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là sinh khương; gừng khô gọi là can khương. Gừng được dùng với tác dụng tán hàn, phát hãn, giải biểu, ôn trung, chỉ ẩu... Thậm chí còn được mệnh danh là thánh dược chỉ ẩu (nghĩa là điều trị nôn mửa tốt).

- Cách trị cảm cúm từ củ gừng

Chuẩn bị 20g gừng tươi, 20g kinh giới, 20g tử tô diệp cùng 30g trà. Dùng tất cả nguyên liệu này mang đi sắc lấy nước uống. Có thể thêm đường cho dễ uống. Có lợi cho sức khỏe bệnh nhân phong hàn, cảm cúm.

leftcenterrightdel
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... 

- Ngừa say tàu xe từ gừng

Ăn 1 lát gừng nhỏ trước khi lên xe, hoặc mang 1 củ gừng lên xe ngửi, có thể hạn chế được tình trạng nôn mửa do say xe.

- Tăng sinh lý cho phái mạnh

Mang gừng đi thái mỏng rồi đun cùng nước sôi. Sau khi nguội thì cho thêm chanh, mật ong sẽ có thức uống thơm nồng, ấm. Có lợi cho sức khỏe của đàn ông yếu sinh lý.

- Trị viêm đường hô hấp

Những người bị ho hen, viêm họng... nên ăn một bát cháo nóng nấu với gừng hoặc ly trà gừng nóng để sức khỏe sớm hồi phục.

- Trị trúng gió

Dùng gừng để đánh gió cũng có tác dụng bởi gừng tính ấm, việc đánh gió bằng gừng giúp người bệnh gia tăng sức đề kháng, mau hết bệnh.

Lưu ý khi sử dụng gừng để nấu ăn hay chữa bệnh

- Gừng là loại gia vị tính tân ôn. Do đó không hợp dùng lượng nhiều, dùng dài ngày vì có thể làm tổn thương phế khí.

- Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn. 

- Gừng hư thối có thể tạo ra độc tố vì vậy không nên dùng. 

leftcenterrightdel
 Gừng có mặt trong rất nhiều món ăn ngon.

- Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.

Bảo Nam