|
|
Anh Vũ Văn Duy, ở TP Đồng Xoài mở quán ăn từ tiền tích lũy trong thời gian đi lao động ở Nhật Bản. |
Vợ chồng anh Vũ Văn Duy, ở khu phố 1, phường Tiến Thành, TP Đồng Xoài cho biết, sau 3 năm cần cù lao động ở Nhật Bản, vợ chồng anh đã tích cóp được hơn 4 tỉ đồng. Sau khi trở về Bình Phước, anh chị đã xây dựng được nhà cửa khang trang, sở hữu 3 mảnh đất và mở được quán ăn, phòng trọ cho thuê. “Sang Nhật Bản, môi trường làm việc rất tốt, thu nhập ổn định, kinh tế vững vàng, bản thân cũng trưởng thành, chững chạc hơn rất nhiều”, anh Duy nói.
Anh Nguyễn Xuân Sáng, ở xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh cho biết, anh đi Nhật Bản làm công nhân 3 năm, ngoài số tiền dành dụm 400 triệu đồng, anh còn tích lũy được nghề sơn, sửa ôtô. Anh dự định sắp tới sẽ đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, vì những nghề đã học được ở Nhật Bản bên Hàn Quốc rất cần và trả lương cao.
Theo ông Kỳ, sau dịch COVID-19, nhu cầu lao động lớn từ các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc được xem là cơ hội rất tốt để nhiều lao động nông thôn ở Bình Phước nâng cao thu nhập gắn với tích lũy kinh nghiệm, tay nghề phục vụ quá trình lao động, sản xuất lâu dài.
“Chi phí xuất khẩu lao động đều được công khai, như đi thị trường Hàn Quốc chưa đến 40 triệu đồng, đi Nhật Bản 130 triệu đồng, chưa kể tiền đặt cọc. Ngoài đối tượng hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ được vay vốn ưu đãi theo chính sách chung của Nhà nước, một số doanh nghiệp, đơn vị tổ chức xuất khẩu lao động cũng đang triển khai hỗ trợ người lao động khoảng 50% chi phí. Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này phải được cấp phép đầy đủ. Người lao động có nhu cầu nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các doanh nghiệp có uy tín để được hướng dẫn, tránh tình trạng bị lừa”, ông Kỳ nói thêm.
Theo ghi nhận, với tâm lý e ngại về thủ tục, chi phí, phải xa gia đình trong thời gian dài, hiện vẫn chưa có nhiều lao động tại Bình Phước tham gia vào lĩnh vực đầy tiềm năng này. Trên thực tế, thủ tục xuất khẩu lao động hiện nay rất thông thoáng, dễ dàng, chi phí không quá cao. Tuy nhiên, để tránh “tiền mất tật mang”, người lao động cần liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp tuyển dụng lao động uy tín để được tư vấn, hỗ trợ.
Theo cand.