Tháng 5/2020, Burkert - nhà hoạt động xã hội và Kelly - phóng viên ảnh, có hành trình khám phá Himalaya. Ngày đầu tiên trong chuyến đi lên dãy Himalaya, khi một đỉnh của dãy Shringi Himal, cao 7.165 m, hiện lên trắng xóa trong ánh nắng muộn, là lúc hai du khách bước vào làng Prok.
Để tới được đây, họ đã băng qua cánh đồng xanh tươi trải rộng và những hàng cây cao vút. Ngôi làng là sự kết hợp của tu viện và những ngôi nhà bằng đá. Một người đàn ông đi chân trần, vui vẻ ra đón khách vào nhà. Anh tên Dorje Prok, ngoài 40 tuổi.
Theo người đàn ông này, Prok nghĩa là quý giá. Dorje thuộc dòng dõi hoàng tộc, đang hành nghề chữa bệnh cho dân làng. Con gái anh, Jhangchuk, đi học ở thủ đô Kathmandu, trở thành nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và chăn nuôi gia súc trong rừng.
Ngôi nhà bằng đá đón hai vị khách từng là cung điện của vua thung lũng Nubri. Trong nhà, các kệ bếp chứa đầy đĩa bằng đồng và đồ dùng nấu ăn, và một chiếc tivi.
Vào buổi sáng đầy nắng của ngày hôm sau, Dorje khoe vết sẹo của mình, kết quả của một lần bị gấu tấn công. Ngôi làng từng bị động đất tàn phá, nhưng người dân vẫn sống sót. Anh cho biết người dân tin rằng Padmasambhava, người mang Phật giáo đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, đã che giấu nhiều thung lũng trên khắp khu vực Himalaya và tạo ra bão tuyết hay sương mù để bảo vệ chúng. Những thung lũng yên bình chỉ được phát hiện một khi thế giới đối mặt với sự hủy diệt, hận thù, và không có luật pháp. Cuộc trò chuyện giúp Claire và Thomas hiểu thêm về cuộc sống ở Prok. Dường như người dân nơi đây vượt mọi khó khăn nhờ đức tin.
Sau đó, cả hai du khách theo chân Jhangchuck đến tham quan một tu viện trong làng, còn Dorje ngồi ở nhà và bắt đầu cầu nguyện.
Trên đường, họ gặp một hiệu trưởng đến từ trường học ở Kathmandu. Anh đang trên đường đến thăm ông của mình trong ngôi làng nằm giữa khu rừng cao bên trên. Trong ngôi làng xa xôi đó, những người lớn tuổi ngồi thiền. Vị hiệu trưởng xem đó là nơi ẩn náu an toàn nhất có thể để tránh khỏi đại dịch.
Các ngôi làng nằm trên dãy Himalaya giờ đây cũng dần thay đổi để thích nghi với cuộc sống. Họ bắt đầu dựng nhà bằng những vật liệu gọn, nhẹ với màu sáng để trực thăng cứu hộ dễ nhận diện từ trên cao. Làng Rana là bằng chứng cho sự kiên cường, thích nghi của con người trong thời đại mới.
Sau đó, hai du khách bắt đầu hành trình đi bộ cung Manaslu nổi tiếng trước khi một con đường mới được xây dựng làm thay đổi cảnh quan và ảnh hưởng tới đường mòn cũ. Hỗ trợ họ là hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm và hai người khuân vác.
Vào ngày thứ ba, họ băng qua làng Namrung. Cả hai như bước vào thế giới mới lạ, các lối vào được đánh dấu với đôi mắt của đức Phật tỏa theo bốn hướng. Tới thung lũng Nubri, trước mắt họ là những ngọn núi nổi tiếng Himalchuli cao 7.893m và Manaslu cao 8.156m. Sau đó, họ đến khu định cư lớn Samagaon, và nhận được tin đèo Larke đã đóng cửa trong mùa cao điểm du lịch. Claire và Thomas bắt đầu khám phá Samagaon khi những khách du lịch khác quyết định đóng gói hành lý trở về nhà.
Cả hai tiếp tục đến một khu rừng phía trên làng. Qua màn sương dày đặc, họ thấy các tu sĩ nam nữ đang vội vã bên trong một thị trấn cổ, lắng nghe tiếng tụng kinh, tiếng trống và những lời cầu nguyện thì thầm. Họ đang thực hiện một nghi lễ dành cho người dân đã chết 49 ngày trước đó.
Ngày thứ tư, khi trở lại nơi này, hai du khách được mời trà bơ và tsampa (món bánh làm từ bột lúa mạch rất nổi tiếng trong cộng đồng người Tây Tạng). Họ tiếp tục quan sát người dân làm lễ giúp người đã khuất đến thế giới bên kia.
Buổi lễ kết thúc, hai vị khách chia tay những người bạn trekking của mình. Những người này sau đó lên một chiếc trực thăng đậu trên cánh đồng Samagaon. Buổi chiều, nhóm Claire và Thomas đi qua một bức tường cầu nguyện dài trên con đường dày tuyết, đến một khách sạn bị che khuất đằng sau những dãy núi. Nó được điều hành bởi hai anh em sinh đôi, Pemba. Khi gặp các vị khách, chủ khách sạn bày tỏ sự lo lắng về việc đại dịch có thể đến khu vực này.
Lúc này, hai du khách nhận được tin đại sứ quán Mỹ và Tổng cục Du lịch Nepal phối hợp để giải cứu các du khách đang bị mắc kẹt trên dãy Himalaya. Tuy vậy, Claire và Thomas lại không muốn được "giải cứu" vào lúc này. Họ chưa muốn chia tay ngôi làng Prok rực rỡ với hoa đỗ quyên, những đỉnh núi và dòng sông hùng vĩ. Do đó, họ vẫn tiếp tục "mặc kẹt" lại nơi này để khám phá các ngôi làng bí ẩn trên dãy Himalaya huyền thoại.
Đến làng Jagat, hai người kiểm tra cân nặng, huyết áp và nhiệt độ trong chương trình Nâng cao nhận thức về đại dịch của Jagat. Hai người bạn đồng hành của họ dừng chân tại một quán cà phê nhỏ nằm rìa của một vách đá. Cô chủ than thở không có khách du lịch mua đồ ăn vặt và thức uống của mình. Cô ngồi với hai đứa con nhỏ, ánh mắt ánh lên nỗi lo âu: "Tôi sẽ cho chúng ăn gì đây nếu dịch bệnh cứ thế này? Và nếu con tôi mắc nCoV thì sẽ thế nào trong khi các bệnh viện ở rất xa?"
Ngày cuối cùng, Claire và Thomas đi bộ qua đống đổ nát của con đường mới dẫn xuống Machha Khola. Trong Claire chợt bùng lên một niềm tin mãnh liệt khi tận mắt chứng kiến sự chịu đựng qua cơn đại dịch của người dân tại những ngôi làng bị che khuất sau những rặng núi này.
Để đến được những ngôi làng này: Du khách đi theo cung trekking Manaslu. Phong cảnh hùng vĩ, những cuộc gặp gỡ thân mật với người dân địa phương và nền văn hóa cổ xưa của họ và một con đường băng qua dãy núi Himalaya cao 5.100m sẽ là trải nghiệm khó quên. Du khách nên đăng ký các chuyến đi khởi hành theo nhóm hàng tuần trong mùa trekking: mùa xuân và mùa thu, cũng như những chuyến đi riêng vào bất kỳ ngày nào từ tháng 2 đến tháng 6 và tháng 9 đến tháng 11. Phần đầu tiên của cung đường là con đường mòn theo đường Gand Gandaki, một hẻm núi sâu, dài có nhiều cây cầu treo. Khách sẽ đi bộ từ khu rừng nhiệt đới thấp hơn để qua chân đồi của dãy núi Himalaya đến một ngã tư cao hơn, lạnh và đầy thử thách hơn của đèo Larkya La, một trong những đèo dài nhất ở Nepal, nằm ở độ cao 5.1106 m so với mực nước biển, giữa Dharmashala thuộc Ấn Độ và hồ Bhimtang thuộc Nepal, được cho là điểm cao nhất trên cung trekking Manaslu. |
Theo vnexpress