leftcenterrightdel
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Huyền kiểm tra sản phẩm khẩu trang. Ảnh: Kiều Vũ 

Sáng kiến “chia lửa” với tuyến đầu chống dịch

Ẩn sau vóc sáng nhỏ bé, hiền lành của Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Huyền là sự quyết tâm rất cao mỗi khi bắt tay vào công việc hoặc khi biến ý tưởng thành sáng kiến.

Thiếu tá Huyền nhớ lại, vào những ngày dịch bệnh COVID-19 diễn biến cực kỳ phức tạp, chị được giao nhiệm vụ nghiên cứu khẩu trang hạn chế sự khó thở và áo làm mát. Chị Huyền mày mò, thiết kế để tạo ra khẩu trang kháng khuẩn 4 lớp bằng vải không dệt. Điều quan trọng là làm thế nào để khi giặt, 4 lớp của khẩu trang vẫn phải đảm bảo tính kiên kết, không bị tách rời, đảm bảo kháng khuẩn. Ban đầu, chị Huyền chỉ cho dán 2 đường, sau nâng lên dán 4 đường để vừa đảm bảo yêu cầu của khẩu trang, vừa có tính thẩm mỹ. Đặc biệt hơn, chị Huyền đã thiết kế 1 khoang trống giữa khẩu trang và mũi, giúp người sử dụng dễ thở.

Thêm một sản phẩm khác được chị Huyền hoàn thành phục vụ các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch là áo làm mát. Lúc đầu các túi gel làm mát chỉ được cài vào túi đeo trên áo của người sử dụng. Nhưng như thế có sự bất tiện. Chị Hiền đã nghiên cứu, tìm ra cách dùng (áo) đai, rồi đính các túi đựng gel vào các vị trí hợp lý trên cơ thể.

Đến giờ chị Hiền vẫn không quên cảm giác hồi hộp khi cùng Học viện Quân y kiểm nghiệm với 4 học viên, trong đó 2 học viên mặc áo làm mát và 2 học viên không mặc áo làm mát. Cứ 30 phút các bác sĩ Học viên quân y đo thân nhiệt của 4 người một lần. Kết quả, sau 4 tiếng đồng hồ (bằng thời gian của 1 ca làm việc), 2 học viên mặc áo làm mát có thân nhiệt dưới 39 độ C, 2 học viên không mặc áo làm mát có thân nhiệt trên 39 độ C. Chị Hiền chia sẻ trong đợt nắng nóng đỉnh điểm của miền Bắc, đồng đội đã rất vất vả thực hiện công tác phòng, chống dịch tại bệnh viện dã chiến ở Bắc Giang. Sử dụng những bộ quần áo phòng, chống dịch trong nhiều giờ làm việc căng thẳng rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ. Chính điều này đã tăng thêm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của chị Hiền. Sau 1 ca làm việc, những túi gel làm mát lại được cho vào ngăn cấp đông để sử dụng tiếp cho ca làm việc tiếp theo.

Động lực là sự động viên của Công đoàn

Trao đổi về tinh thần làm việc “thần tốc” để cho ra đời 2 sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời điểm dịch phức tạp, chị Hiền khiêm tốn nói khi nhận nhiệm vụ cấp trên giao, chị cùng đồng nghiệp chủ động tập trung trí tuệ nghiên cứu. “Đây là trách nhiệm của bản thân với công cuộc phòng, chống dịch COVID-19, với những đồng đội nơi tuyến đầu chống dịch. Trách nhiệm ấy có thêm sự quan tâm, khuyến khích của Công đoàn nên tôi và đồng nghiệp càng có động lực, quyết tâm cao”, chị Huyền nói.

Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Huyền tốt nghiệp Đại học Bách khoa, vào làm việc tại Nhà máy Z176  từ năm 2006. Chị là người có nhiều ý tưởng, sáng kiến. Ngoài khẩu trang và áo làm mát nói trên, năm 2019 chị còn có Đề tài nghiên cứu ba lô cho bộ đội trinh sát đặc nhiệm, năm 2020 Đề tài này được giải Khuyến khích Tuổi trẻ sáng tạo trong quân đội lần thứ 20. Trong các năm 2020 - 2021, Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Huyền có đề tài nghiên cứu mô hình nghi trang tổ hợp tên lửa Spyder…

Sức sáng tạo của chị Huyền và các đồng nghiệp ở Nhà máy luôn có sự quan tâm, động viên từ Công đoàn. Chị Huyền cho biết, mỗi khi có ý tưởng sáng tạo, có sáng kiến được áp dụng, Công đoàn đều khen thưởng, tuyên dương trên hệ thống phát thanh của Nhà máy. Đây chính vừa là động lực, vừa là nguồn động viên trong mỗi phong trào thi đua tại Nhà máy.

Theo laodong