leftcenterrightdel
 Chương trình Trại hè Việt Nam là sự kiện thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhằm tạo cơ hội cho thế hệ trẻ kiều bào tìm hiểu về cội nguồn và gắn kết với quê hương. Dự lễ dâng hương ở Đền Hùng năm nay có đại diện lãnh đạo Vụ Thông tin văn hóa - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); lãnh đạo Sở Ngoại vụ, Tỉnh đoàn Thanh niên Phú Thọ. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, là nơi thờ tự các vua Hùng. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Đoàn đã đến dâng hương tại Đền Quốc tổ Lạc Long Quân, dâng hương tại Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Đền Giếng. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là "Kính Thiên lĩnh điện" (Ðiện thờ Trời). Theo sử sách và lưu truyền dân gian, đây là nơi vua Hùng tiến hành các nghi lễ tế trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Trước anh linh các vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước, đoàn kiều bào dâng hương và làm lễ báo công, bày tỏ lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Chia sẻ với phóng viên Báo Thế giới & Việt Nam, Trịnh Trà My, kiều bào tại CH Czech cảm thấy ấn tượng vì lần đầu được đến tham quan và dâng hương tại Đền Hùng. Hà My nói: "Lần đầu em được nhìn thấy những ngôi đền to và đẹp thế này. Bên CH Czech rất ít chùa và đền. Bố mẹ cũng dạy em thắp hương vào mùng 1 hay rằm cho tổ tiên nhưng thực sự buổi dâng hương các vị vua Hùng cho em cảm giác thiêng liêng và đặc biệt khó tả".
leftcenterrightdel
 Tại buổi dâng hương, các bạn trẻ lắng nghe những câu chuyện lịch sử liên quan đến cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ và 18 đời vua Hùng, đồng thời, tìm hiểu về kiến trúc độc đáo của khu di tích Đền Hùng. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Các hoạt động trong khuôn khổ Trại hè Việt Nam giúp thanh niên kiều bào có dịp hiểu thêm về những người bạn đồng trang lứa hiện đang sinh sống tại các khu vực khác nhau trên thế giới, qua đó giúp gắn kết cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Đối với bạn Nguyễn Phương Anh, kiều bào từ Belarus, Trại hè Việt Nam 2024 là cơ hội để thanh niên, sinh viên kiều bào được tham quan, trải nghiệm những địa điểm đẹp trên mảnh đất hình chữ S. "Em rất chờ đợi những ngày tiếp theo và mong thưởng thức những món ăn ngon từ các vùng miền của Việt Nam", Phương Anh chia sẻ. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Sau đó, các đại biểu thanh niên kiều bào đã có cuộc gặp với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ tại Trung tâm hội nghị tỉnh. (Ảnh: Tuấn Việt)
leftcenterrightdel
 Qua hoạt động này, Ban tổ chức hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ hiểu sâu sắc hơn về cội nguồn dân tộc, từ đó, tăng cường tình yêu quê hương, đất nước và quyết tâm đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như quê hương.
leftcenterrightdel
 Theo chương trình dự kiến, ngày mai (16/7), các đại biểu thanh niên kiều bào sẽ vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải nghiệm làm gốm tại Bát Tràng, Hà Nội và dự Lễ khai mạc Trại hè Việt Nam 2024 tại Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Việt)
Với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”, Trại hè Việt Nam năm 2024 diễn ra từ ngày 14-29/7 tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Hoạt động giúp thắt chặt tình cảm giữa thanh niên kiều bào với quê hương, đồng thời tạo cơ hội để các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, văn hoá và sự phát triển của đất nước.

Theo baoquocte